Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 28 - 30)

Trước năm 1960, nền công nghiệp Thái Lan khá manh mún, chủ yếu là các xí nghiệp tư nhân nhỏ và một số công ty quốc doanh cỡ vừa và nhỏ. Thành phần kinh tế kém sự đa dạng không phát huy được tiềm năng phát triển đất nước.

Kể từ năm 1960, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách ưu đãi để thu hút FDI từ bên ngoài nhằm mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy phát triển đất nước. Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư. Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước. Thái Lan luôn xác định nước nào là đối tác chính trong thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó, xây dựng các bộ phận chuyên

trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Chính sự chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài. Cụ thể, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực Đông Á, Thái Lan đã thay đổi những chính sách để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể như nâng mức sở hữu nước ngoài lên 49% đối với các dự án thông thường, 100% đối với các dự án có trên 80% sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, đối tác nước ngoài còn được phép điều chỉnh tỷ lệ sở hữu lên trên 51% trong trường hợp đối tác Thái Lan gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Thái Lan hủy bỏ quy định phải có 30% sản phẩm xuất khẩu trở lên mới được hưởng miễn giảm thuế trong ngành công nghiệp chế tạo.

Hiện nay, khi quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực đang tiếp tục được thúc đẩy để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, Thái Lan nhất thiết phải thu hút FDI cho các ngành sử dụng công nghệ cao. Để đạt được điều đó, Thái Lan cần phải phát triển mạng lưới ngành công nghiệp hỗ trợ một cách thích ứng. Vì vậy, Thái Lan quyết tâm xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa dạng mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản và Mỹ.

Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái Lan đó là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ô tô với linh kiện – phụ tùng được sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội

địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuất trong nước.

Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này đã kéo theo không những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.

Thái Lan chính là quốc gia Đông Nam Á thu hút FDI nhiều nhất từ Nhật Bản. Năm 2012, Thái Lan đã thu hút được khoảng 7000 doanh nghiệp đầu tư từ Nhật Bản trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng 1500 doanh nghiệp. Như vậy, chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Thái Lan rất hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 28 - 30)