Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 67 - 68)

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi thẩm định cấp phép, triển khai dự án FDI, quản lý hoạt động doanh nghiệp FDI, phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố.

Cải cách thủ tục hành chính. Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, phong cách làm việc quan liêu cửa quyền, các thủ tục rườm rà làm phiền hà cho các doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Công việc cải cách thủ tục hành chính không thể thực hiện triệt để trong thời gian ngắn. Những mục tiêu trước mắt để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và Nhật Bản là tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường Nhật Bản và thu hút nhiều vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản. Nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính nhất là xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Hệ thống thủ tục giấy tờ trong giao dịch càng được thay đổi theo hướng tinh giảm, giảm bớt tình trạng nhiều cửa trong giao dịch và có quá nhiều giấy tờ trong xử lý các vụ việc, tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc cũng cần có sự chấn chỉnh hợp lý nhất là chuyển từ cơ chế “xin – cho” sang cơ chế “đăng ký trong môi trường hoạt động kinh doanh”. Cẩn khẩn trương áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong việc cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước không chỉ là giảm thiểu thủ tục hành chính, mà quan trọng hơn là nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý tạo môi trường hấp dẫn nhà đầu tư và doanh nghiệp FDI, thiết lập cơ chế quản lý năng động và hiệu quả với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cao. Đặc biệt, cần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Các cơ quan Nhà nước cần quan tâm hơn những cuộc điều tra xã hội, ý kiến của đại diện doanh nghiệp đối với vấn đề liên quan tới chức năng, quyền hạn của mình, thông qua đối thoại trên tinh thần hợp tác nhằm giải quyết nhanh, có hiệu quả vấn đề đang được nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI quan tâm, giải thích có lý, có tình

thẩm quyền, tránh tình trạng áp đặt, mệnh lệnh, máy móc khi thực hiện các quy định pháp luật mà không quan tâm đến kiến nghị, nguyện vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Đặc biệt cần tăng cường công tác quản lý dự án sau khi cấp phép. Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam còn coi nhẹ việc quản lý các dự án. Nhưng qua thực tế sự thất bại của nhiều dự án, công tác này đã được coi trọng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục như: các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được sử lý (đơn do cơ quan quản lý không nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp) làm kéo dài tình trạng sản xuất đình trệ, làm xấu môi trường đầu tư, nhiều trường hợp được xử lý không đúng luật pháp mà thiên về biện pháp hành chính, một số cơ quan tùy ý đề ra những quy định riêng về quản lý doanh nghiệp, giá bán điện .... trái với quy định chung của nhà nước làm cho các nhà đầu tư hoài nghi chính sách và luật pháp của ta. Trước tình hình trên, chúng ta cần phải rà soát lại các văn bản hiện có nhằm xác định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước theo tinh thần vừa phát huy chức năng của các cơ quan vừa quản lý tập trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt, phân tán, thực hiện nghiêm túc các quy định của chính phủ về hình thành, thẩm định và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)