Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 68 - 69)

Theo cuộc khảo sát của JETRO năm 2013, chỉ có 4,8% số các doanh nghiệp cho rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đạt yêu cầu. Điều này chúng tỏ rằng điều kiện kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Vì vậy, cải thiện kết cấu hạ tầng có thể được coi là một trong những nhóm biện pháp chính thúc đẩy thu hút FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam trong những năm tới. Cụ thể:

Đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: cần có quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết trong việc nâng cấp, sửa chữa và xây mới các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cải thiện hệ thống cảng biển, cảng sông. Tích cực thu hút FDI vào lĩnh vực giao thông vận tải để một mặt bổ sung vốn, mặt khác bổ sung công nghệ, kỹ thuật cho việc xây dựng các công trình có chất lượng cao.

Đối với điện: nhà nước cần dần xoá bỏ các rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời chính sách giá điện phải theo hướng cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, giảm dần giá điện cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, vấn để đảm bảo điện cho sản xuất còn là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản; bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất thì không có điện hoặc cắt điện sẽ gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất.

Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ có liên quan như: viễn thông, ngân hàng, tư vấn, kiểm toán,...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, cũng như kiểm tra, xử phạt một cách công bằng đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định trong việc bảo vệ môi trường.

Tập trung vào xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp trọng điểm. Trong điều kiện hạ tầng xã hội còn yếu, lại chưa đều giữa các vùng trong toàn quốc, thì cần có quy hoạch phù hợp về phát triển ngành, lĩnh vực. Không cứ nhất thiết tất cả các tỉnh tất cả các tỉnh có đầu tư nước ngoài mà cần dựa trên cơ sở thế mạnh của từng tỉnh, vùng mà kêu gọi đầu tư nước ngoài nói chung, của Nhật Bản nói riêng.

Cần tạo ra sự bình đẳng trong tiếp nhận các dịch vụ cho sản xuất cũng như cho đời sống sinh hoạt giữa các công ty trong và ngoài nước, giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 68 - 69)