Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 69 - 70)

Trước hết, cần xác định XTĐT cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, của Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp. Cần thành lập bộ phận xúc tiến tại Bộ Công nghiệp, tổng công ty, các cơ quan đại diện của nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động thu hút đầu tư nước ngoài. Ngân sách nhà nước cần dành một khoản kinh phí thoả đáng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư.

Cần phải có một cơ quan đầu mối ở trung ương chịu trách nhiệm thống nhất điều phối các hoạt động XTĐT ở trong và ngoài nước. Chương trình XTĐT của Bộ, ngành và địa phương thực hiện trên cơ sở thống nhất với cơ quan đầu mối về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức. Cơ quan đầu mối ở Trung ương có trách nhiệm

ban hành các tiêu chí xây dựng kế hoạch XTĐT hàng năm, làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch XTĐT của mình. Bộ KH và ĐT cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để tổ chức các hoạt động XTĐT mang tính liên vùng, liên ngành để tạo ra sự liên kết, hỗ trợ cho nhau trong một quy trình đầu tư.

Việt Nam cần duy trì hoạt động xúc tiến quảng cáo, giới thiệu tiềm năng đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản như một hoạt động thường xuyên, liên tục thay vì làm theo chiến dịch như các năm trước đây.

Nên tạo điều kiện và cử người tìm cách tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo cấp cao các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản. Nghiên cứu chiến lược hoạt động, trình độ công nghệ của họ ở từng lĩnh vực, từ đó đánh giá chính xác xem Việt Nam đang ở trình độ nào trong các cấp độ công nghệ của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản.

Cần chú trọng nghiên cứu luật pháp, chiến lược và chính sách của Chính phủ Nhật Bản; nghiên cứu kỹ chiến lược hoạt động của từng tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản muốn kêu gọi đầu tư; hiểu rõ quy mô, loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, không chỉ đối với các tập đoàn, mà còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản để có các biện pháp xúc tiến đầu tư, mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp có tiềm năng đối với dự án đầu tư tại Việt Nam.

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác XTĐT nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại – du lịch; khẩn trương triển khai việc thành lập các bộ phận XTĐT tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 69 - 70)