3.2.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Quản lý chặt chẽ hơn nữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, hạn chế tình trạng các tổ chức do chạy theo số lượng nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình như: Cho vay không đúng nguyên tắc, không đúng qui trình nghiệp vụ,…Từ đó, hạn chế được tình trạng nợ quá hạn phát sinh trên diện rộng, đảm bảo được cho vay trên cơ sở an toàn vốn của ngân hàng.
Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm.
Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được
vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.
Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng Chi nhánh, đơn vị TCTD trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các Chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.
Hiện nay, việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM chưa được Thanh tra NHNN thực hiện một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro.
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Ngân hàng
Phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản bảo đảm. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, Sở tai nguyên môi trường, Tòa án, Cơ quan thi hành án làm cơ sở pháp lý và từng bước đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác xử lý nợ xấu.
Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể về các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: Bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Hiện nay, các NHTM tra cứu thông tin từ Trung tâm CIC của NHNN đều phải trả một khoản phí cho từng lần hỏi tin, cho dù CIC có cung cấp được thông tin hay không. Thông tin được cung cấp còn nghèo nàn, mang tính chất liệt kê, không cập
nhật. Tuy nhiên để đảm bảo thủ tục giấy tờ thẩm định và giải ngân cho khách hàng, trong hồ sơ lưu vẫn phải có phiếu tra cứu thông tin khách hàng từ CIC.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng thông tin do CIC cung cấp, NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia, hướng tới sự phát triển như là một tổ chức tín nhiệm độc lập, với thông tin cung cấp đặc trưng không chỉ đối với thông tin tín dụng, mà mở rộng tầm thông tin tài chính tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Đây là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của CIC. Mở rộng và phát triển công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động thông tin tín dụng nhằm thu thập và xử lý thông tin tốt hơn, theo kịp đà phát triển của NHTM. Trước mắt, cần phát triển và hoàn thiện các sản phẩm thông tin tín dụng như bản tin thông tin tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, thông tin về tài chính doanh nghiệp. Về lâu dài, cần hướng tới phát triển các loại thông tin như đánh giá xếp hạng công ty, doanh nghiệp, tránh tình trạng một khách hàng nhưng được xếp nhiều thứ hạng khác nhau tại các ngân hàng thương mại khác nhau.
Củng cố, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin tín dụng. Thực hiện nghiêm cơ chế thưởng phạt gắn liền với trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống thông tin tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giới thiệu phương pháp, kỹ thuật mới trong đánh giá, phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng của các tổ chức có uy tín, hay kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để các ngân hàng thương mại tham khảo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào những vấn đề tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đã được xác định ở chương 2. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng như: Nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng, các giải pháp liên quan đến đảm bảo khoản vay, phân tán và dự báo rủi ro, thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro,...
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có liên quan để hỗ trợ Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang và hệ thống các TCTD trong việc quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Và đồng hành cùng với sự phát triển của tín dụng là rủi ro. Rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát được và không kiểm soát được và nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là khách quan hoặc chủ quan. Hậu quả của rủi ro tín dụng thì rất nặng nề không những làm giảm thu nhập, gây thất thoát vốn, tổn hại uy tín và vị thế của ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Quốc gia, thậm chí có thể lan tỏa tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn Thế giới.
Việc kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các ngân hàng ở Việt Nam quan tâm hàng đầu nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tín dụng nhất định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là phải tự lựa chọn rủi ro trong sức chịu đựng của mình và làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng nhằm hoàn thiện trong các điều kiện mới để đạt được tỷ lệ lý tưởng nói trên. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của các ngân hàng cần có sự nỗ lực, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan để hoạt động tín dụng tại nước ta tăng trưởng ổn định, bền vững, an toàn.
Dựa trên những cơ sở lý luận của RRTD và quản trị RRTD, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, các biện pháp phòng ngừa RRTD đang được thực hiện tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang, phân tích những rủi ro đã xảy ra, tìm ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất, có thể áp dụng ngay trong thực tế hoạt động hàng ngày của hệ thống nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng.
So với một số đề tài cùng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thì đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang có một số điểm mới nổi bật là tác giả đã phân tích một số chỉ số rủi ro tín dụng để xác định đâu là phân khúc khách hàng nhiều rủi ro, đâu là phân khúc khách hàng quan trọng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó
đề tài còn một hạn chế chưa khắc phục được là chưa thể phân khúc khách hàng doanh nghiệp theo khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do số liệu tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang không đủ đáp ứng việc phân khúc khác hàng như mong muốn của tác giả.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết và quá trình nghiên cứu số liệu, thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang của tác giả. Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, môi trường và điều kiện kinh doanh luôn thay đổi nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tiến Chương (2008), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
2. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.
3. Hứa Quang Hoàng (2011), Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM. 4. Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (2009), Quyết
định ban hành Qui chế tín dụng đối với khách hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (2009),
Quyết định ban hành Qui trình nghiệp vụ tín dụng, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Joel Bessis – Nhiều dịch giả (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hà Nội. 8. Ngân hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang (2009, 2010, 2011,
2012), Bảng báo cáo số liệu hoạt động tín dụng, Kiên Giang.
9. Ngân hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang (2009, 2010, 2011, 2012), Bảng cân đối tài khoản kế toán, Kiên Giang.
10. Ngân hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang (2009, 2010, 2011, 2012), Kế hoạch kinh doanh, Kiên Giang.
11. Ngân hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang (2009, 2010, 2011, 2012), Thống kê số lượng – chất lượng cán bộ nhân viên, Kiên Giang.
12. Ngân hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang (2009, 2010, 2011, 2012), Thuyết minh báo cáo tài chính, Kiên Giang.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban
hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Tài (2008), Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại – nhìn từ
gốc độ lý luận và kinh nghiệm các nước, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
17. Nguyễn Phú Tặng (2010), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
18. Lê Văn Tề (2009), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao Thông Vận Tải Hà Nội, Hà Nội. 19. Tổng Cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 25/01/2013.
20. Nguyễn Thị Ánh Thủy (2009), Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
21. Nguyễn Hoàng Thức (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Chi nhánh Hậu Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường
Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.
22. Website Ngân hàng MHB, http://www.mhb.com.vn, truy cập ngày 25/01/2013. 23. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn, truy cập ngày
PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI
NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG
PHẦN GIỚI THIỆU:
Bản câu hỏi số: Phỏng vấn viên:
Ngày và thời gian phỏng vấn Ngày 2012 Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Bộ phận Anh (Chị) đang làm việc
Số năm Anh (Chị) làm việc cho MHB
PHẦN CÂU HỎI:
I. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ môi trường bên ngoài: Thang trả lời Câu hỏi Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít
1. Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định.
2. Nguyên nhân do quá trình tự do hóa tài chính.
3. Thủ tục hành chính tại địa phương còn phức tạp.
4. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN.
5.Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Ý kiến khác :
II. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng: Thang trả lời Câu hỏi Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 1. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
2. Khách hàng vay hộ, vay chung 3. Khách hàng không có thiện chí trả nợ, gian lận
4. Khả năng quản lý kinh doanh kém. 5. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
Ý kiến khác :
III. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng và từ các đảm bảo tín dụng: Thang trả lời Câu hỏi Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít
1. Chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng.
2. Đạo đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ CBKD còn hạn chế.
3. Hoạt động kiểm tra nội bộ chưa thường xuyên và hiệu quả.
4. Công nghệ thông tin chưa hoàn thiện. 5. Nguyên nhân từ các đảm bảo tín
dụng.