Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh kiên giang (Trang 41 - 44)

 Như đã trình bày, tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam, hiện nay nó mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, bản thân tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro nên các ngân hàng luôn tìm cách kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tôi xin trình bày một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình:

­Luận văn – “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hậu Giang” – Nguyễn Hoàng Thức, học viên cao học trường Đại học Nha Trang – Năm 2012. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang. Để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tác giả đã thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại ngân hàng BIDV Hậu Giang; Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các mẫu điều tra về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng; Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác

tại BIDV Hậu Giang và các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung.

­Luận văn – “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn Thị Ánh Thủy, học viên cao học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2009. Đề tài đã tiếp cận những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, so sánh với thực tiễn đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cụ thể là nâng cao năng lực quản trị rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững.

­Luận văn – “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” – Trần Tiến Chương, học viên cao học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008. Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

 Tác giả đã tham khảo những luận văn nêu trên về RRTD tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tác giả đã nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn về quản trị rủi ro tín dụng, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Kiên Giang; Qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

 Trong chương 1 tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

­Lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng: Khái quát về rủi ro tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

­Quản trị rủi ro tín dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo ủy ban Basel ­Đồng thời, Chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Singapore và Mỹ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cụ thể như sau:

+Nghiên cứu thành lập thị trường mua bán nợ xấu, kể cả thị trường tư nhân. +Quan tâm hơn đến việc tạo mọi điều kiện cho khách hàng trả nợ, kể cả xét duyệt cho vay thêm, giảm lãi suất vay, …thay vì thanh lý tài sản đảm bảo như hiện nay.

+Sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ, trên bờ vực phá sản nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ tiếp cận được với những dịch vụ, tiện ích của các ngân hàng lớn, có uy tín.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL

CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh kiên giang (Trang 41 - 44)