phù hợp cho phân khúc khách hàng cá nhân và nếu áp dụng quy trình này một cách chặt chẽ thì sẽ hạn chế tới mức tối đa các khoản nợ xấu phát sinh và khả năng thu hồi nợ đạt hiệu quả cao nhất. Riêng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp thì Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang cần phải tập trung nhiều nguồn lực hơn để cải thiện chất lượng tín dụng cho phân khúc này.
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang nhánh Kiên Giang
2.3.5.1. Phòng Quản lý rủi ro và Hỗ trợ kinh doanh
Tại hội sở Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL thì bộ phận thực hiện công tác quản trị rủi ro do Ban Quản lý rủi ro thực hiện. Tương tự như vậy, đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang do Phòng Quản lý rủi ro và Hỗ trợ kinh doanh thực hiện. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng này như sau:
Thu thập các thông tin, tài liệu báo cáo thẩm định của bộ phận kinh doanh để đề xuất cho vay hoặc không cho vay theo quyết định của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu danh mục đầu tư đã phê duyệt.
Quản lý và đảm bảo tuân thủ chính sách tín dụng đã được duyệt trong từng thời kỳ. Phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn Chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh báo rủi ro tín dụng, thực hiện và báo cáo kiểm soát tín dụng nội bộ theo Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Theo dõi, hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh để đánh giá và đề xuất các danh mục tín dụng không hiệu quả…
Tham gia giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu.
Tiếp nhận và tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết của các Phó giám đốc và trình Giám đốc xem xét giải quyết, tham mưu cảnh báo rủi ro trong toàn Chi nhánh Kiên Giang.
Hỗ trợ soạn thảo các mẫu biểu liên quan đến hồ sơ vay vốn khi có yêu cầu. Thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Lưu giữ hồ sơ vay vốn theo quy định. Lập các loại báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng.
Theo dõi và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo các khoản vay tới hạn, lãi chưa thu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề.
Xử lý các khoản nợ xấu được lãnh đạo phân công, khởi kiện, bán đấu giá, đôn đốc thi hành án.
Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn hay giảm lãi trình hội đồng quản trị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long quy định.
Tình hình nhân sự hiện tại: Phòng Quản lý rủi ro & Hỗ trợ kinh doanh hiện có 04 người. Trong đó có 01 Phó phòng phụ trách – tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng, 01 nhân viên Quản lý rủi ro – tốt nghiệp ngành Kế toán và 02 nhân viên Hỗ trợ kinh doanh – tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng và Anh văn. Căn cứ vào tình hình nhân sự trên, ta thấy việc bố trí 01 nhân viên tốt nghiệp ngành Kế toán phụ trách công tác Quản lý rủi ro là chưa hợp lý vì chuyên ngành không phù hợp. Bên cạnh đó, dựa vào quy mô và mạng lưới hiện tại thì Phòng Quản lý rủi ro & Hỗ trợ kinh doanh cần phải được bổ sung thêm người được đào tạo đúng chuyên ngành, đặc biệt là vị trí nhân viên Quản lý rủi ro để công tác tái thẩm định đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.5.2. Phòng Kinh doanh
Ngoài việc tìm kiếm khách hàng cho vay thì Phòng Kinh doanh còn có trách nhiệm cùng với Phòng Quản lý rủi ro và Hỗ trợ kinh doanh quản lý các khoản nợ của khách hàng trong suốt quá trình còn giao dịch với ngân hàng. Nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng của Phòng Kinh doanh là rất quan trọng vì cán bộ kinh doanh mới là người nắm rõ khách hàng nhất, cán bộ kinh doanh phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và nguồn trả của khách hàng từ lúc bắt đầu giải ngân cho đến khi tất toán.
Tình hình nhân sự hiện tại: Hiện tại đội ngũ làm công tác tín dụng tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang vẫn chưa thật sự có chất lượng. Đội ngũ này chưa được đào tạo đúng chuyên ngành và ít kinh nghiệm. Tính đến thời điểm 31/12/2012, đội ngũ này chỉ có 12 người và chiếm khoảng 21% tổng số cán bộ nhân viên, tuổi đời bình quân là 34 tuổi, thâm niên làm tín dụng là 6,6 năm. Trong tổng số 12 người làm công tác tín dụng thì chỉ có 03 người tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng, còn lại là các ngành như: Quản trị kinh doanh, luật, kế toán, Đông Nam Á học, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, việc bố trí cán bộ kinh doanh phụ trách khách hàng doanh nghiệp cũng chưa thật sự hợp lý. Hiện nay, tại Ngân hàng