Nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh kiên giang (Trang 92 - 93)

 Quy trình tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ, quy định cụ thể các bước thực hiện trong từng quy trình con: Thu thập và đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng, thẩm định, quyết định cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu hồi nợ. Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn nhiều sai sót dẫn đến phát sinh các trường hợp nợ xấu trong thời gian qua. Do vậy phải triệt để thực hiện, tuân thủ đầy đủ các quy định của quy trình tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa RRTD. Để làm được điều này cần phải chú ý các vấn đề sau:

3.1.1.1. Đối với giai đoạn trước, trong khi cho vay

 Cán bộ kinh doanh phải phỏng vấn, trao đổi nắm bắt thông tin ban đầu về nhu cầu tín dụng, thời hạn, mục đích vay của khách hàng. Qua thông tin khách hàng cung cấp CBKD cần đánh giá sợ bộ về tình hình tài chính, nguồn thu nhập, kinh nghiệm và uy tín trên trị trường, phương án trả nợ và các biện pháp bảo đảm tiền vay để chọn ra các khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt, và có thể trở thành khách hàng quan hệ thường xuyên với Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang hay không.

 Cán bộ kinh doanh cũng phải tư vấn cho khách hàng về điều kiện cho vay; Nguyên tắc, quy trình tín dụng và giám sát tín dụng nhằm giúp cho khách hàng hiểu rõ

được chính sách cho vay của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang từ đó đưa ra quyết định hợp lý khi tiến hành quan hệ tín dụng.

 Đối với những khách hàng mà ngân hàng từ chối cho vay thì cán bộ phải nhập thông tin khách hàng và lý do từ chối cho vay để lưu trữ và phục vụ cho công việc báo cáo, truy vấn của toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sau này.

3.1.1.2. Đối với giai đoạn sau khi cho vay

 Sau khi cho vay, CBKD cần phải giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng chặt chẽ, xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Trong trường hợp sử dụng vốn sai mục đích phải tiến hành thu hồi vốn vay theo hợp đồng đã cam kết.

 Thường xuyên thăm viếng, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng; Kịp thời hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn.

 Kiểm tra hiện trạng, chất lượng, số lượng của tài sản bảo đảm, trong trường hợp có hao hụt, mất mát, hư hỏng hoặc giảm giá trị dẫn đến không đủ bảo đảm cho khoản vay theo phán quyết cấp tín dụng phải yêu cầu khách hàng giảm dư nợ tương ứng hoặc bổ sung thêm tài sản bảo đảm.

 Tích cực đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

 Những khoản vay bị quá hạn kéo dài phải được xử lý một cách triệt để bằng nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh kiên giang (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)