Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng của Ngân hàng PTN

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh kiên giang (Trang 68 - 111)

đang xử lý một số khoản vay quá hạn do cho vay bằng hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba và bên đứng ra bảo lãnh thì tìm mọi cách thoái thác trách nhiệm để không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết của mình. Ngoài ra, hiện vẫn còn nhiều món vay tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang sử dụng bằng hình thức bảo đảm này. Đây là rủi ro tìm ẩn trong tương lai vì thực tế nếu bên bảo lãnh chết hoặc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết thì khi các khoản vay này bị quá hạn sẽ rất khó thu hồi hoặc không thu hồi được nợ.

­Một hình thức đảm bảo tín dụng khác cũng có nhiều rủi ro mà hiện nay Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đang gặp phải là nhận tài sản thế chấp là động sản gắn liền.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang

2.3.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang

 Để quản trị tốt rủi ro tín dụng ta phải theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động, đặt ra mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và chính sách quy định cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.

 Trước hết, ta tìm hiểu mục tiêu quản trị RRTD và Chính sách tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang.

2.3.1.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

 Mục đích của việc Quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa mức lợi nhuận của Ngân hàng sau khi đã điều chỉnh rủi ro bằng cách duy trì mức rủi ro tín dụng trong phạm vi các thông số chấp nhận được.

 Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang phù hợp với sự

tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và của kinh tế tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng tín dụng thì sẽ kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự tồn vong của Ngân hàng. Do đó, việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng. Chính vì thế, Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng với mục tiêu: Tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng, đảm bảo dư nợ ngày càng cao và nợ xấu ngày càng giảm.

2.3.1.2. Chính sách tín dụng

 Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, Chính sách tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang được xây dựng và thực thi trên những nội dung cơ bản sau đây:

­Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

­Đảm bảo cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng.

­Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng. Là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang có nhiều lợi thế trong hoạt động huy động cũng như cấp tín dụng cho nền kinh tế trên mọi lĩnh vực. Do đó, với chính sách tín dụng đa dạng hóa các đối tượng khách hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang có thể thu hút thêm nhiều hơn khách hàng đặc biệt là khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó khi mở rộng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực sẽ giúp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau quan tâm và biết đến nhiều hơn Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang, nên sẽ dễ dàng hơn trong công tác huy động và phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nhiều đối tượng có khả năng tiếp cận tín dụng của ngân hàng thì quy mô tín dụng của ngân hàng ngày một lớn hơn và sẽ thu lại nhiều lợi nhuận hơn. Đây có thể nói là một chiến lược đúng đắn trong hoạt động của ngân hàng là một công cụ marketing hiệu quả đến công chúng để biết đến ngân hàng ngày một nhiều hơn.

­Là một Ngân hàng bán lẻ nên Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang cũng đặt mục tiêu chú trọng cho vay các khách hàng nhỏ lẻ để tận dụng tối đa nhu cầu của khách hàng và nhằm hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra.

­Hạn chế tới mức tối đa việc cho vay không có tài sản bảo đảm.

2.3.2. Quy chế tín dụng hiện hành của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang

 Quy chế tín dụng được hội đồng quản trị ban hành lần đầu vào ngày 02/07/2005 và được thay đổi, chỉnh sửa qua từng thời kỳ cho phù hợp với tinh hình hoạt động thực tế nhằm điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng để hạn chế tối đa RRTD phát sinh. Quy chế tín dụng đề ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản phải tuân thủ nhằm có thể quản lý rủi ro trong tầm kiểm soát và chấp nhận được. Hiện nay Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đang áp dụng Quy chế tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành ngày 21/12/2009.

2.3.2.1. Nguyên tắc cho vay

­Ngân hàng có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không một cá nhân, tổ chức nào can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay của Ngân hàng.

­Việc xem xét, phân tích đánh giá và cho vay trước hết phải dựa trên cơ sở khả năng quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ, sau đó mới dựa vào tài sản bảo đảm của khách hàng.

­Khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

­Khi cho vay bằng vàng, ngoại tệ, Ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN về quản lý ngoại hối.

2.3.2.2. Điều kiện cấp tín dụng

 Khách hàng chỉ được giải quyết cấp tín dụng khi thuộc đối tượng theo qui định của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời hội đủ các điều kiện sau:

­Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Pháp luật hiện hành;

­Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; ­Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

­Có dự án đầu tư và/hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống,... kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; Trường hợp khách hàng đề nghị cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành và có phê duyệt của Tổng Giám đốc.

­Khách hàng đang hoặc có cam kết sử dụng các sản phẩm, dịch vụ (mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền, các dịch vụ về thanh toán quốc tế, sản phẩm thẻ . . . ) của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

­Thực hiện các quy định về giao dịch bảo đảm, bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật hiện hành.

­Trường hợp khách hàng vay bằng ngoại tệ phải thỏa các điều kiện là thuộc đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định của NHNN Việt Nam.

2.3.2.3. Đối tượng không cấp tín dụng

 Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long không cấp tín dụng đối với những đối tượng sau:

­Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

­Để thanh toán chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. ­Để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

2.3.2.4. Đảm bảo tiền vay

 Các tài sản sau đây được Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chấp nhận làm tài sản bảo đảm:

­Quyền sử dụng đất (kể cả đất thuê…), quyền sử dụng đất + tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất (Tài sản gắn liền với đất được hiểu là tài sản không di dời được, bao gồm: Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai và các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng khác kèm theo (nếu có); Vườn cây lâu năm; Các tài sản khác gắn liền với đất đai);

­Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, . . . ;

­Ngoại tệ bằng tiền mặt; Số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ; Kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác;

­Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác;

­Quyền đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

­Quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của Pháp luật;

­Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng Hải Việt Nam, Tàu bay theo quy định của Bộ luật Hàng Không dân dụng Việt Nam;

­Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm;

­Các tài sản khác theo quy định của Pháp luật hiện hành. * Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm

 Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau: ­ Đối với tài sản cầm cố là chứng từ có giá:

+Chứng từ có giá do Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phát hành: Căn cứ vào thời hạn còn lại, mức cho vay tối đa bằng vốn gốc cộng lãi của chứng từ có giá trừ đi số lãi vay phải trả và các chi phí khác (nếu có).

+Chứng từ có giá do các Ngân hàng thương mại, Công ty Tài chính, . . . phát hành: Căn cứ vào thời hạn còn lại của chứng từ có giá, mức cho vay tối đa bằng vốn gốc trừ đi lãi vay phải trả và các chi phí khác (nếu có).

­ Đối với các loại tài sản thế chấp, cầm cố khác:

+Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất + tài sản gắn liền với đất: Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị tài sản.

+Tài sản thế chấp khác: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản.

+Tài sản cầm cố do Ngân hàng quản lý: Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị tài sản.

+Tài sản cầm cố do bên thứ ba giữ, quản lý: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản.

- Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin KH - Xem hồ sơ thăm KH, ktra chéo thông tin - Phê duyệt cấp TD - Các điều kiện kèm theo Hợp đồng tín dụng, TSBĐ, . . . - Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầy đủ - Giải ngân đúng quy định - Đi thăm KH để đánh giá tài chính và TSBĐ - Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, SXKD, dịch vụ và các biến động KH - Thu nợ, cơ cấu nợ - Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu: Bán TSBĐ; khởi kiện, … - Thẩm định: phướng án/dự án của khách hàng, TSBĐ & các vấn đề liên quan - Lập Báo cáo thẩm định Thẩm định tín dụng

Quyết định Giải ngân Quản lý

Giám sát Thu nợ xử lý nợ vấn đề Sơ tuyển Đánh giá

­ Cho vay bộ chứng từ xuất khẩu: Mức cho vay tối đa bằng 95% giá trị thanh toán mà khách hàng được thụ hưởng của bộ chứng từ, cụ thể theo qui định trong sản phẩm. 2.3.3. Quy trình tín dụng hiện hành của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang

 Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Điều này phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học.

Hình 2.4: Quy trình cho vay tại Ngân hàng MHB

Nguồn: Xem [5]

2.3.3.1. Tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng khách hàng

­Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, CBKD tiếp xúc với khách hàng, phỏng vấn, trao đổi nắm bắt thông tin ban đầu, đồng thời đánh giá sơ bộ để chọn ra các khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt hay không, có trở thành khách hàng quan hệ thường xuyên hay không.

­Ngay khi nhận được hồ sơ vay đã được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của khách hàng, CBKD phải tiến hành làm các công việc sau:

+Kiểm tra sự đầy đủ thông tin trong các hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp, đồng thời làm rõ các thông tin đó để yêu cầu, hướng dẫn khách hàng bổ sung cho phù hợp;

+Kiểm tra thông tin qua cơ sở dữ liệu của hệ thống Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, qua đối tác, tổ chức, cá nhân có liên quan với khách hàng như: Nhà cung cấp, nơi tiêu thụ, cơ quan thuế, nhân viên và . . . của khách hàng đó;

+Kiểm tra qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC). +Truy vấn thông tin khách hàng trên hệ thống Intellect.

+Chuẩn bị hồ sơ và các vấn đề có liên quan để lập tờ trình thẩm định khách hàng đó.

+Cung cấp thông tin sơ bộ của khách hàng cho Cán bộ nghiệp vụ nhập CIF vào hệ thống Intellect – Core theo qui định hiện hành Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

2.3.3.2. Thẩm định

 Căn cứ vào các tài liệu khách hàng đã cung cấp và thông tin thu thập được, đối tượng khách hàng vay là cá nhân, doanh nghiệp hay định chế tài chính, số tiền đề nghị vay, bảo lãnh, phương thức cho vay, loại sản phẩm khách hàng đề nghị cung cấp, CBKD sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định theo hướng dẫn cụ thể cho từng loại đối tượng, loại sản phẩm với các nội dung cơ bản như:

­Uy tín và năng lực quản trị của khách hàng: Uy tín, tính cách, năng lực quản trị kinh doanh, năng lực pháp lý,...

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh kiên giang (Trang 68 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)