2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng PTN ĐBSCL
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng với đặc điểm địa lý có ba mặt giáp biển và đường biên giới bộ tiếp giáp với Campuchia, nằm ngay hạ nguồn sông Mekong, là vùng châu thổ màu mở có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp đặc biệt là nuôi trồng thủy sản: Mỗi năm đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% trị giá xuất khẩu thủy sản, 70% sản lượng trái cây và đóng góp 16,7% GDP cả nước [19].
Tuy nhiên có một thực tế vẫn tồn tại là đời sống của đa số người dân sống ở khu vực này vẫn còn nhiều nhọc nhằn, khó khăn. Với 354 ngàn hộ nghèo và 74,5% nông dân ở “nhà đạp, nhà đá” [19]. Trước tình hình đó Quốc Hội quyết định thành lập một ngân hàng của Trung ương nhằm giúp vốn cho người dân xây dựng và sữa chữa nhà để ở.
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng Thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 408/1997/QĐNHNN5 ngày 08/12/1997. Với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến năm 2011, tổng tài sản của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập [21].
Phát triển mạng lưới: Mạng lưới Chi nhánh của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ tám trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam với gần 230 Chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước.
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Xây dựng năng lực: Cùng với việc phát triển mạng lưới, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực tập trung mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng: Phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.
Tuyển dụng và tập huấn nhân viên: Từ 84 người lúc mới thành lập, đến nay, tổng số nhân viên của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã hơn 3.300 với độ tuổi trung bình là 29. Ưu tiên của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vẫn là tuyển dụng các sinh viên nổi trội, có trình độ ngoại ngữ và vi tính cũng như có kết quả học tập tốt. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long còn tuyển dụng thêm các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc từ các lĩnh vực tài chính và ngân hàng để bổ sung cho nguồn nhân lực ổn định cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nền kinh tế nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng. Trong suốt các năm qua, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên. Đó là đào tạo nhân viên Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Việc không ngừng bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử qua máy ATM, máy POS, SMS banking hiện tại cũng như giao dịch ngân hàng qua Internet, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác trong tương lai. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã kết nối hệ thống với Liên minh Thẻ Banknetvn và Smartlink, tạo điều kiện cho các khách hàng có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại tất cả các máy ATM trên toàn quốc và hệ thống máy POS của Liên minh Thẻ Banknetvn. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long cũng đã là thành viên của Tổ chức thẻ VISA và là đại lý ứng tiền mặt của Vietcombank đối với các thương hiệu thẻ quốc tế khác. Theo đó, hệ thống máy ATM của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chấp nhận thanh toán tất cả thẻ của thành viên thuộc Liên minh Thẻ Banknetvn, Smartlink và thẻ mang thương hiệu Visa/Plus, MasterCard, Diners Club, JCB, American Express, UnionPay.
Trong năm 2010, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai thành công chương trình Intellect, thuộc Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án đã làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian sắp tới, Ban Quản lý dự án Core Banking sẽ cho ra đời những sản phẩm với công nghệ mới như sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử, hệ thống quản lý CRM, BI, HRMS … với mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất và quản lý giao dịch công nghệ hiện đại nhất và tập trung nhất.
Với quyết tâm tiến tới hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng PTN ĐBSCL đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ World Bank, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng. Ngân hàng PTN ĐBSCL đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập [21].
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang Kiên Giang
Tên gọi: Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Kiên Giang. Tên tiếng Anh: Housing bank of Mekong Delta Kiên Giang Branch.
Tên giao dịch: Ngân hàng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang. Trụ sở chính đặt tại: 25 đường Bạch Đằng, phường Vĩnh Thanh Vân, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.
Điện thoại: 077 3875703 Fax: 077 3875702.
Ngày 20/9/2001, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam có công văn số: 1141/NHNNCNH, về việc chấp thuận cho mở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang. Đến ngày 9/11/2001 hội đồng quản trị ký Quyết định số 55/NHNHĐQT về việc “Thành lập Chi Nhánh Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang”, nhưng đến ngày 15/5/2002 Chi nhánh mới bắt đầu khai trương và đi vào hoạt động. Lúc mới thành lập mạng lưới hoạt động
của Chi nhánh ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang chỉ có 01 Hội sở chính và nhân sự gồm 36 người, trong đó: Trình độ đại học có 30 người, chiếm 83%/ tổng số lao động; Trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo có 6 người, chiếm 17%/ tổng số lao động; Nguồn vốn huy động lúc nhận bàn giao từ Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chỉ có 20 tỷ đồng, với dư nợ cho vay là 16,5 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm 2012 nhân sự tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đạt 58 người, trong đó có 29 nam và 29 nữ. Trình độ đại học chiếm 48 người, sau đại học là 01 người. Tuổi đời bình quân là 33 tuổi; Nguồn vốn trên 490 tỷ đồng và dư nợ trên 480 tỷ đồng [11], [12].
Có thể nói xuất phát điểm của Chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Kiên Giang gặp nhiều khó khăn, nhiều người chưa thích ứng và theo kịp với yêu cầu đổi mới hoạt động Ngân hàng theo cơ chế mới. Nhưng với sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Kiên Giang đã không ngừng phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển. Đến nay mạng lưới hoạt động của Chi nhánh đã mở rộng, ngoài hội sở chính đặt tại Thành phố Gạch Giá còn có 03 Phòng giao dịch trực thuộc gồm:
Phòng giao dịch Rạch Giá: 279 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Rạch Giá, Kiên Giang. Phòng giao dịch Rạch Sỏi: 89 Mai Thị Hồng Hạnh, Rạch Giá, Kiên Giang. Phòng giao dịch Châu Thành: 609 quốc lộ 61, Châu Thành, Kiên Giang. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PTN ĐBSCL Kiên Giang 2.1.3.1. Huy động vốn
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động
ĐVT: Triệu VNĐ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Khoản mục Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 3.984 5,7 3.330 2,8 2.885 2,4 17.983 11,8 Có kỳ hạn 66.419 94,3 115.005 97,2 118.973 97,6 134.657 88,2 Cộng 70.403 100 118.335 100 121.858 100 152.640 100 Nguồn: Xem [9]
Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đạt 152 tỷ đồng tăng 30,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với cuối năm 2011. Như vậy, theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2012 ở mức khá so với năm 2011.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn. Năm 2012, Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đã huy động được 134.657 triệu đồng vốn có kỳ hạn, chiếm tỷ trọng 88,2% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 15.684 triệu đồng, tương ứng tăng 13,2% so với năm 2011. Tuy nhiên về tỷ trọng cơ cấu huy động thì huy động từ nguồn vốn có kỳ hạn thời điểm cuối năm 2012 đã giảm so với thời điểm cuối năm 2011 (từ mức 97,6% xuống 88,2%). Đây vừa là lợi thế và cũng vừa là rủi ro vì nguồn vốn KKH là nguồn vốn rẻ nhưng không ổn định. Nếu giữ được tỷ trọng nguồn vốn KKH lớn và ổn định thì lợi nhuận mang lại cho Ngân hàng sẽ rất cao (Chênh lệnh lãi suất giữa nguồn vốn CKH và KKH khoảng 5%/năm).
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang trong các năm gần đây là tương đối khá. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời thể hiện vị thế của Ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Cuối năm 2012, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang là 482 tỷ đồng, tăng 187 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,2% so với năm 2011. Dư nợ tín dụng tập trung ở kỳ hạn trung và dài, ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 là rất cao vì trong năm 2012 với tình hình khó khăn về thanh khoản thì đại đa số các Ngân hàng rất hạn chế cho vay thậm chí không cho vay, nhất là các Ngân hàng thương mại cổ phần.
Năm 2012 Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng một phần là do Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL nằm trong nhóm được tăng trưởng tín dụng 17% (nhóm 1 – theo Thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), phần khác là do các Ngân hàng thương mại trên địa bàn hạn chế cho vay. Tranh thủ cơ hội này Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang vừa đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm nâng cao lợi nhuận, vừa có điều kiện lựa chọn khách hàng tốt.
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ
ĐVT: Triệu VNĐ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Khoản mục Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 147.027 49,4 115.432 36,6 88.862 30,1 126.334 26,2 Trung dài hạn 150.853 50,6 199.780 63,4 206.533 69,9 355.728 73,8 Cộng 297.880 100 315.212 100 295.395 100 482.062 100 Nguồn: Xem [8]
Nhìn chung, trong những năm gần đây Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đã kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và kế hoạch đề ra. Điểm nổi bật là Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang luôn tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ lãi suất, đối tượng và ngành nghề cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân đi vay trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn.
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay của một số TCTD trên địa bàn năm 2012
ĐVT: Triệu VNĐ
Ngân hàng MHB Vietinbank ACB SHB SCB
Dư nợ 482.062 3.500.000 380.000 500.000 530.000
Nguồn: Xem [10]
So với một số TCTD trên địa thì đến cuối năm 2012, Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang có tổng dư nợ tương đương ngoại trừ Ngân hàng lớn là Vietinbank. 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thẻ
Hoạt động thanh toán của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang ngày càng phát triển do ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo hướng tự động hóa, mở rộng dịch vụ. Năm 2012, doanh số chuyển tiền đi và đến trong và ngoài hệ thống đạt 511.788 triệu đồng tăng 275.388 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 116,5%
(Nguồn: Xem [10]).
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Năm 2012 Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang mới chính thực triển khai nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nên doanh số không được cao, đến cuối năm 2012 là doanh số nhận và chi trả ngoại tệ (quy đổi ra đồng Việt Nam) là: 1.172 triệu đồng (Nguồn: Xem [10]).
Hoạt động thẻ: Tổng số thẻ phát hành năm 2012 là 1.889 thẻ, nâng tổng số thẻ đang lưu hành đến 31/12/2012 là 7.227 thẻ (Nguồn: Xem [10]).
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản
ĐVT: triệu đồng Tăng trưởng % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 38.942 50.066 71.289 83.414 28,6 42,4 17,0 Tổng chi phí 33.499 48.802 70.100 79.693 45,7 43,6 13,7
Lợi nhuận sau thuế 5.443 1.264 1.189 3.731 76,8 5,9 213,8
Tổng tài sản 309.805 342.771 335.063 496.833 10,6 2,2 48,3
ROA (%) 1,76 0,37 0,35 0,75
Nguồn: Xem [12]
Mặc dù trong năm 2012, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng, những vụ việc bê bối liên quan đến ngân hàng liên tục xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành, nhưng Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt. Đến cuối năm 2012, tổng tài sản đạt 496.833 triệu đồng tăng 161.770 so với năm 2011; Chủ yếu là do có sự tăng trưởng mạnh của dư nợ cho vay (đạt 482.062 triệu đồng tăng 63,2% so với năm 2011).
Lợi nhuận sau thuế đạt 3.731 tỷ đồng, tăng 2.544 triệu đồng tương ứng tăng 214% so với năm 2011. Tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Kiên Giang năm 2012 tăng mạnh so với năm trước là nhờ dư nợ tăng cao từ đó thu lãi từ tín dụng cũng tăng theo, thu lãi từ tín dụng năm 2012 đạt 73.508 triệu đồng, tăng 8.310 triệu đồng, tương ứng tăng 12,7% với năm 2011.