Căn cứ vào xu hƣớng phát triển thị trƣờng khách sạn du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi (Trang 57 - 80)

Ngày nay du lịch không còn là hiện tƣợng đơn lẻ, đặc quyền của cá nhân hay tầng lớp giầu có mà du lịch trở thành nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con ngƣời. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mạnh mẽ hơn vào thế kỷ 21 khi mà đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, nhu cầu và sự hiểu biết ngày càng tăng lên.

Xu hƣớng đi du lịch của du khách không chỉ bó hẹp ở quốc gia, hay khu vực mà đƣợc mở rộng ra tất cả nƣớc, các châu lục nên thị trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng. Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới chỉ trong vòng hơn 10 năm trở lại đây (1990-2002) số lƣợng ngƣời đi du lịch quốc tế tăng từ 456,8 triệu lên 714,6 triệu lƣợt ngƣời. Du lịch phát triển kéo theo các ngành nghề khách cũng phát triển. Chính vì vậy mà nhiều nƣớc trên thế giới đã tập trung phát triển du lịch và coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch đã trở thành cứu cánh cho nền kinh tế Thái Lan trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997-1998, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về phát triển du lịch và tuyên truyền “sẽ trở thành một trung tâm du lịch của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21”.

Ngành du lịch Việt Nam với 44 năm xây dựng và trƣởng thành với những bƣớc phát triển thăng trầm. Nhƣng đã nỗ lực vƣợt qua khó khăn, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng Ngành vững mạnh về mọi mặt. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, đảng ta đã khẳng định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nƣớc và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”.

Trong thời gian gần đây hàng loạt các chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch. Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nƣớc, có những vấn đề về mặt nhận thức, đây là sự chỉ đạo quan tâm kịp thời và đúng đắn, nhƣng vấn đề còn lại là đánh giá đúng tiềm năng du lịch để khai thác trong thời gian tới. Hình thành các chƣơng trình đồng bộ, có mục tiêu chiến lƣợc cụ thể nhƣ chiến lƣợc phát triển du lịch năm 2001-2010 và kế hoạch 2001-2005 của đất nƣớc, chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 đã đƣợc chính phủ phê duyệt.

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch trong chiến lƣợc phát triển du lịch dự báo lƣợng khách du lịch của Việt Nam đến năm 2005 có khoảng 18 triệu khách, năm 2010 có khoảng 25,5 triệu khách, năm 2020 có khoảng 40 triệu khách. Với những yếu tố khả quan nhƣ vậy mục tiêu của ngành du lịch phấn đấu đến năm 2005 đón khoảng 3-3,5 triệu lƣợt khách quốc tế vào Việt Nam và khoảng 15-16 triệu lƣợt khách nội địa, năm 2010 đón 5,5-6 triệu lƣợt khách quốc tế tăng 3 lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trƣởng bình quân là 11,4%/ năm và 25 triệu lƣợt khách nội địa tăng hơn 2 lần so với năm 2000. Dự đoán thu nhập du lịch năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD, năm 2010 đạt 4-4,5 tỷ USD, đƣa tổng sản phẩm du lịch năm 2005 đạt 5,0% và năm 2010 đạt 6,5% tổng GDP của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 11-11,5%/ năm. Để đạt đƣợc điều này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của toàn ngành, cần tầp trung cao độ năng lực, trí tuệ, phát huy tính năng động sáng tạo, để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ cả về lƣợng lẫn chất. Mặt khác huy động nguồn lực trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, sơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật và các loại hình du lịch tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về điều kiện trên phạm vi toàn lãnh thổ. Cùng với dự báo về lƣợng khách du lịch tại Việt Nam thì theo dự báo đến năm 2005 nƣớc ta cần có khoảng 80.000 phòng khách sạn và đến năm 2010 là 130.000 phòng khách sạn (xây mới trong thời kỳ 2001-2005 là 17.000 phòng và trong thời kỳ 2006-2010 là 50.000 phòng). Do vậy, với xu hƣớng ngày càng đi

59

lên thì số lƣợng phòng cần phải xây dựng thì phải thu hút đƣợc vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch. Ngoài đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, cở vật chất kỹ thuật, nhƣ khu du lịch, phƣơng tiện vận chuyển khách bằng đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, đƣờng sắt và các cơ sở phục vụ du lịch khác cũng phải tƣơng ứng. Bên cạnh đó Tổng Cục du lịch đã cố gắng xây dựng chƣơng trình lớn từ nay đến năm 2010 với mỗi năm một sự kiện. Tổng cục cũng triển khai xây dựng trang Web du lịch có uy tín quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè thế giới với đầy đủ các điểm hấp dẫn nhƣ: Hà Nội, Nha Trang, Quảng Ninh, Đà Lạt…cũng nhƣ các khách sạn nổi tiếng luôn sẵn sàng phục vụ khách.

Năm 2003 vừa qua là một năm “bản lề” thực hiện kế hoạch 2001-2005 của đất nƣớc- là một năm có thuận lợi nhƣng cũng nhiều gian nan, nhiều biến động với du lịch thế giới và du lịch Việt Nam. Trƣớc những khó khăn thách thức, đặc biệt là chiến tranh Irăc và dịch bệnh Sars, ngành du lịch đã chủ động quyết tâm vƣợt khó kịp thời khắc phục hậu quả của rủi ro, phát triển mạnh, thị trƣờng quốc tế đƣợc củng cố giữ vững và dần mở rộng. Phát huy thành công của đất nƣớc trong việc khống chế và khắc phục hậu quả của dịch bệnh SARS. Du lịch Việt Nam đã vƣơn lên về mọi mặt, giữ vững danh hiệu “Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn”, cùng cả nƣớc, toàn ngành đã góp phần tổ chức thành công Seagames 22 và Asean paragames 2 càng khẳng định thêm của du lịch Việt Nam với du khách và bạn bè quốc tế.

Năm 2004 đã mở ra nhiều thuận lợi và cơ hội nhƣng cũng không ít khó khăn thách thức đối với toàn ngành trong việc phấn đấu đón 2,7-2,8 triệu lƣợt khách quốc tế, 14-14,5 triệu lƣợt khách nội địa và đạt thu nhập 25.000 tỷ đồng. Với thế lực của đất nƣớc đƣợc tích luỹ trong suốt thời kỳ đổi mới, cùng với sự chủ động nỗ lực vƣợt bậc hy vọng ngành du lịch phát triển và đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.

Trong những ngày đầu của năm 2004, ngành du lịch Việt Nam đứng trƣớc khó khăn là dịch bệnh cúm gà nan rộng khắp cả nƣớc. Do vậy đã ảnh hƣởng trực tiếp đến du lịch Việt Nam nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, nhƣng với sự cố gắng nỗ lực của Nhà nƣớc của các bộ ngành, Việt Nam đã công bố dập

đƣợc dịch và đầu tháng 4. Thị trƣờng sau một thời gian khủng hoảng nhu cầu du lịch sẽ phục hồi và bùng phát trong thời gian tới vì năm 2004 là năm có nhiều sự kiện, nhƣ năm du lịch Điện Biên, chƣơng trình du lịch “Con đƣờng di sản miền Trung”…Do vậy, toàn ngành, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch, các địa phƣơng cần phát huy lợi thế và tích cực tham gia vào sự phát triển du lịch.

3.1.2 Căn cứ vào phƣơng hƣớng, mục tiêu, chiến lƣợc của khách sạn Thắng Lợi trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch nói riêng thì việc hoạch định chiến lƣợc, phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Nó là kim chỉ nam cho hoạt động vững chắc của doanh nghiệp đặc biệt là trong môi trƣờng kinh doanh có nhiều yếu tố biến động và cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.

Kết thúc năm hoạt động sản xuất kinh doanh, qua buổi tổng kết cuối năm 2003 ban lãnh đạo khách sạn Thắng Lợi đã dựa trên cơ sở kết quả đạt đƣợc trong năm 2003, kết hợp với những phƣơng hƣớng kinh doanh chung của toàn ngành và sự đoán nhu cầu của khách hàng đặc biệt là khách hàng trên đoạn thị trƣờng mục tiêu. Khách sạn đã đề ra mục tiêu phƣơng hƣớng, chiến lƣợc hoạt động kinh doanh cho khách sạn trong năm 2004 và trong thời gian tới cụ thể nhƣ sau.

3.1.2.1 Phương hướng mục tiêu.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh ở một số lĩnh vực kinh doanh của khách sạn có ƣu thế nhƣ: Kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lƣu trú, và kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí…Tăng cƣờng khả năng thu hút khách trong những năm tới để đẩy mạnh doanh thu của khách sạn năm 2004 lên tới 25.000 triệu đồng tăng khoảng 29.86% so với năm 2003, tăng số lƣợt khách đến khách sạn khoảng 68.000 lƣợt khách, và cố gắng kéo dài thời gian lƣu trú của khách.

61

- Giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lƣợng và dịch vụ nhằm đảm bảo, giữ uy tín với khách hàng.

- Tổ chức các hoạt động kinh doanh hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá dịch vụ thể hiện ở chính sách sản phẩm của khách sạn.

- Một số dịch vụ kinh doanh còn yếu kém cần tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời.

- Không ngừng nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn: nhƣ phòng ngủ cần có sự kiểm tra thay thế những trang thiết bị cũ, xuống cấp, lạc hậu…

- Bồi dƣỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động, cán bộ công nhân viên, khuyến kích họ làm việc tốt hơn nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chăm lo hơn nữa đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong khách sạn.

- Mở rộng hơn nữa mối quan hệ liên doanh liên kết giữ các đơn vị trong và ngoài ngành nhằm mục đích huy động vốn từ đối tác, giữ vững và phát triển mối quan hệ trung gian để qua đó làm cho uy tín, nhãn hiệu của khách sạn trở nên thông dụng, gần gũi với khách hàng.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trƣờng, thu thập và xử lý các thông tin của môi trƣờng, dự báo xu hƣớng biến đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và phân loại các tác động tích cực, tiêu cực của các yếu tố đối với khách sạn. Trên cơ sở đó tìm ra các cơ hội và hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất. Phân tích đánh giá một cách khoa học các yếu tố về sự tăng lên về nhu cầu du lịch trong nƣớc và quốc tế, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến

kinh doanh khách sạn, sự cạnh tranh của đối thủ trực tiếp và tiềm ẩn, nhƣng sự kiện văn hoá, những lễ hội…

đó đẩy mạnh kế hoạch nhằm tăng cƣờng và hoàn thiện các dịch vụ bổ sung mà khách sạn đang kinh doanh với mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và tăng cƣờng các chính sách để tăng doanh thu.

- Giữ vững định hƣớng phát triển, lành mạnh hóa môi trƣờng kinh doanh, chống các tệ nạn xã hội trong khách sạn và kinh doanh các dịch vụ bổ sung theo đúng các quy định của pháp luật.

3.1.2.2 Chiến lược phát triển kinh doanh tại khách sạn Thắng Lợi trong thời gian tới

Căn cứ vào các phƣơng hƣớng, mục tiêu cụ thể khách sạn đã đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh của khách sạn trong thời gian tới. Chiến lƣợc khách sạn đƣa ra bao gồm chiến lƣợc tổng thể và các chiến lƣợc trong từng lĩch vực.

Chiến lƣợc tổng thể bao gồm các yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp. Để phù hợp với các mục tiêu mà khách sạn đƣa ra nâng cao công suất sử dụng phòng, nâng cao chất lƣợng phục vụ, duy trì uy tín và danh tiếng của khách sạn trong quan hệ đối tác và bạn hàng. Khách sạn tập trung vào chiến lƣợc xâm nhập thì trƣờng các nƣớc trong khu vực và thị trƣờng nôị địa. Đồng thời khách sạn sử dụng liên kết với các khách sạn khác để mở rộng kinh doanh. Nhƣ vậy chiến lƣợc tổng thể mà khách sạn sử dụng là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực để tập trung thu hút khách hàng quá khứ và khách hàng tiềm năng để nâng cao doanh thu và thu đƣợc nhiều lợi nhuận.

Chiến lƣợc cụ thể: Từ chiển lƣợc tổng thể, các chiến lƣợc cụ thể trong từng lĩnh vực đƣợc đƣa ra nhằm tập trung thu hút khách nhƣ các chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá, chiến lƣợc phân phối, chiến lƣợc xúc tiến và quảng cáo, chiến lƣợc tổ chức nhân sự, chiến lƣợc phát triển cơ sở hạ tầng…

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI. PHẨM TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI.

Để hoàn thiện chính sách sản phẩm nhà quản trị khách sạn cần phải nắm bắt đƣợc chu kỳ sống sản phẩm, đặc đIểm của các giai đoạn và hoạt động

63

marketing cho từng giai đoạn, để từ đó xem các sản phẩm của khách sạn đang ở giai đoạn nào giai đoạn tăng trƣởng, giai đoạn trƣởng thành, giai đoạn chín muồi hay đang ở giai đoạn suy thoái. Nếu nhà quản trị hiểu rõ đƣợc chu kỳ sống của sản phẩm thì có đƣợc các biện pháp phù hợp với từng sản phẩm, qua đó hoàn thiện đƣợc chính sách sản phẩm tại khách sạn.

Thông qua thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện chính sách sản phẩm, qua những ƣu điểm, hạn chế, mặt mạnh, mặt yếu của việc thực hiện chính sách sản phẩm. Căn cứ vào xu hƣớng phát triển thị trƣờng khách sạn du lịch và phƣơng hƣớng mục tiêu của khách sạn trong thời gian tới. Với mục đích góp phần nhỏ bé của mình trong việc phát triển của ngành khách sạn du lịch nói chung và của khách sạn Thắng Lợi nói riêng, tôi xin đƣa ra một số biên pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi cụ thể nhƣ sau:

3.2.1 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm hiện có tại khách sạn.

Nếu sản phẩm của khách sạn đang ở giai đoạn tăng trƣởng với mức tiêu thụ sản phẩm bắt đầu tăng mạnh, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, để sản phẩm khách sạn đứng vững mang lại lợi nhuận cao. Khai thác và tận dụng tối đa cơ hội này thì các nhà quả trị khách sạn cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm hiện có, để tạo ra cho sản phẩm có tính chất mới kích thích đƣợc sự tiêu dùng sản phẩm từ đó nâng cao đƣợc lợi nhuận và nhằm hoàn thiện đƣợc chính sách sản phẩm khách sạn.

Trong thị trƣờng cạnh tranh găy gắt, yếu tố cơ bản để phân biệt sự khách nhau sản phẩm dịch vụ của khách sạn mình với các khách sạn khác là chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ, độ đa dạng của sản phẩm. Khách hàng ngày càng trở nên phức tạp với nhu cầu ngày càng cao và tinh tế hơn trong đòi hỏi cuả họ và mức độ nhu cầu dịch vụ ngày càng cao hơn, để thoả mãn đƣợc nhu cầu của họ thì sản phẩm của khách sạn cần phải đa dạng với mức chất lƣợng tốt. Điều đó là tất yếu bởi vì gần 30 năm đi vào hoạt động, trong quá trình hoạt động các trang thiết bị của khách sạn cũng xuống cấp, lạc hậu. Do vậy để hoàn thiện chính sách sản

phẩm của khách sạn thì khách sạn phải nâng cấp, sửa chữa các sản phẩm để

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi (Trang 57 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)