5. Bố cục của luận văn
3.3.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài
3.3.2.1 Môi trƣờng luật pháp – chính trị
Là một công ty TNHH, không có nguồn vốn từ ngân sách, nhƣng Công ty TNHH Nam Kinh cũng có những điều kiện thuận lợi để huy động vốn, nhân lực, nhất là nguồn lao động quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.
Việc Việt nam gia nhập WTO mang đến sự hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty phải cạnh tranh không những với sản phẩm trong nƣớc mà còn cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu chất lƣợng cao, đa dạng, phong phú.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển ngành nhựa tại Việt Nam, Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng đã ký ban hành Quyết định số 2992/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất đƣợc những sản phẩm chất lƣợng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, có khả
48
năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lƣợng ngày càng cao.
Cụ thể, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5,5% và tăng lên 6% vào năm 2025.
Đến năm 2015, sản lƣợng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn; đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới 2015 là 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 là 4,3 tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng khoảng 15%.
3.3.2.2 Môi trƣờng tự nhiên
Vị trí địa lý: Địa điểm công ty tại xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh với diện tích gần 20.000m2. Đây là địa điểm có nhiều thuận lợi: Gần Hà Nội là trung tâm miền Bắc, có thị trƣờng tiêu thụ lớn, gần quốc lộ 38, cao tốc 295 tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, tại đây có chi phí nhân công và tiền thuê đất rẻ.
3.3.2.3 Môi trƣờng kinh tế
Mặc dù bị ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhƣng kinh tế Việt Nam không bị ảnh hƣởng nhiều, vẫn có sự phát triển ổn định trong những năm gần đây. Định hƣớng nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho hàng loạt doanh nghiệp ra đời, đặc biệt là khu vực tƣ nhân. Sự năng động của các doanh nghiệp tạo ra sinh khí mới cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt mức cao so với thế giới (8-9%). Công nghiệp dệt, da, may, khai thác khí đốt và các ngành dịch vụ, du lịch, hàng tiêu dùng phát triển mạnh. Trong nông nghiệp, ngày sản xuất lúa gạo, cao su, cà phê, thuỷ sản cũng tăng trƣởng bền vững. Chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng rộng lớn để kích thích nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh đó, tỉnh Bắc Ninh có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, đƣợc các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ mạnh, gần Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nƣớc nên có nhiều điệu kiện thuận lợi phát triển kinh tế.
49
Sự gia nhập WTO đã đem đến sự hội nhập với kinh tế quốc tế, làm đa dạng, phong phú nền kinh tế Việt Nam, song song với điều đó là sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn. Các mặt hàng ngoại nhập đa dạng, phong phú về cả mẫu mã lẫn giá cả đòi hỏi các mặt hàng của Việt Nam phải luôn đổi mới, thay đổi để đủ sức cạnh tranh.
3.3.2.4 Môi trƣờng công nghệ
Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam tiếp cận đƣợc với nền kinh tế thế giới, trong đó phải kể đến trình độ khoa học – công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt. Dây chuyền công nghệ hiện đại của công ty chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… và có giá trị lớn. Sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ công nghệ sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận công nghệ mới.
3.3.2.5 Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng ngành
Hiện nay, sản phẩm của Công ty đang cạnh tranh mạnh với các sản phẩm trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là mặt hàng từ Trung Quốc với giá cả rẻ, mẫu mã đa dạng, phong phú.
Hiện nay trên thị trƣờng, có rất nhiều sản phẩm của doanh nghiệp nhựa Việt Nam chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp cạnh tranh trực tiếp với các mặt hàng đén từ nƣớc ngoài. Một số doanh nghiệp nhựa lớn: Công ty nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, công ty nhựa Song Long, nhựa Hanel…
3.3.2.6 Quan hệ với các nhà cung cấp
Công ty TNHH Nam Kinh có mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp nguyên liệu và hệ thống nhà phân phối trên địa bàn tiêu thụ. Đây là lợi thế để Công ty xây dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng. Công ty cũng tạo đƣợc mối quan hệ rất tốt đối với các ngân hàng, các quỹ đầu tƣ và các nhà đầu tƣ tài chính. Đó là điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Nam Kinh huy động vốn và cải thiện các yếu tố nguồn lực khác.
50
Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên vật liệu hiện nay của công ty còn rất hạn hẹp do công ty vẫn chƣa hợp tác đƣợc với những nhà cung cấp lớn. Nguyên liệu của ngành nhựa Việt Nam đƣợc cung cấp từ nhập khẩu (PE, PP, PS…) và thu mua từ các đơn vị nhựa phế thải, tái chế trong nƣớc.
3.3.2.7 Quan hệ với hệ thống phân phối
Từ năm 2012, Công ty TNHH Nam Kinh đã chú trọng công tác tiếp thị và quảng cáo, đẩy mạnh mạng lƣới phân phối trên khắp địa bàn tỉnh lân cận, mục tiêu phân phối cả nƣớc đồng thời tầm nhìn vƣơn ra thế giới. Sau hai năm thực hiện chủ trƣơng trên, hiện nay, mạng lƣới phân phối của Công ty đã có trên 50 nhà phân phối và đại lý, 40 khách hàng công nghiệp, 50 siêu thị, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trƣờng học và nhà trẻ.
51