5. Bố cục của luận văn
3.7.1 Kiến nghị đối với Công ty TNHH Nam Kinh
+ Trong các chiến lƣợc đã đề xuất, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà Công ty TNHH Nam Kinh có thể lựa chọn một số chiến lƣợc trọng tâm. Việc lựa
59
chọn các chiến lƣợc là tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp và nguồn lực nội tại.
+ Trong thực hiện chiến lƣợc sản phẩm, điều quan trọng là Công ty luôn biết tự đổi mới chính mình để tạo sự khác biệt về phong cách, về văn hoá. Tuyệt đối tránh việc lao vào các cuộc cạnh tranh, coi trọng việc tìm khe hở thị trƣờng. Mục tiêu cao nhất chính là thoả mãn khách hàng để tăng doanh số và lợi nhuận mới thực sự cần thiết.
+ Việc tạo đa dạng hoá sản phẩm việc đổi mới hình thức mẫu mã, bao bì ấn tƣợng đẹp mắt là rất cần thiết, nhƣng tránh tạo ra quá nhiều nhãn hiệu vì nhƣ thế ngƣời tiêu dùng sẽ khó nhận biết thƣơng hiệu.
Vấn đề là chất lƣợng sản phẩm, sự đổi mới nội dung bên trong tạo ra ấn tƣợng mà ngƣời tiêu dùng nhớ mãi chứ không phải là việc thay đổi hình thức bên ngoài.
+ Yếu tố con ngƣời chính là yếu tố quyết định sự thành công trong thực thi chiến lƣợc. Đội ngũ hoạch định chiến lƣợc và các cán bộ của các đơn vị chức năng là những ngƣời sẽ đƣa các chiến lƣợc vào hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc bồi dƣỡng đội ngũ này chính là nền tảng để triển khai thành công các chính sách. Việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những nhu cầu nhân sự hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của Công ty TNHH Nam Kinh phải đƣợc chú trọng, đặc biệt là:
• Có chính sách tiền lƣơng phù hợp • Thƣờng xuyên tuyển dụng bổ sung
• Tạo cho nhân viên một sự thoải mái trong phong cách làm việc
• Tạo điều kiện để nhân viên có thể gặp gỡ, giao lƣu với nhau, tạo một bầu không khí hoà đồng, đoàn kết, một môi trƣờng cho sự hăng say làm việc.
3.7.2 Một số kiến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Đề nghị các cơ quan nhà nƣớc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa nói chung và Công ty TNHH Nam Kinh nói riêng ngày càng phát triển ổn định và bền vững, đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế
60
đất nƣớc, tôi xin đề nghị với các Bộ ngành chức năng quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Về thị trường:
Các cơ quan chức năng phối hợp với nhau để giúp các doanh nghiệp ngành nhựa trong nƣớc tìm kiếm, xúc tiến thƣơng mại ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Về đầu tư:
Ƣu tiên đầu tƣ các nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ ngành nhựa để đảm bảo chất lƣợng, ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu trong nƣớc, tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm nhựa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tránh tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nƣớc ngoài.
- Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ:
Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu chất dẻo và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nhựa.
Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nƣớc thay thế nhập khẩu, hƣớng tới xuất khẩu.
- Về hỗ trợ ổn định tỷ giá hối đoái:
Trong thời gian trƣớc mắt, ngành nhựa Việt Nam vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu từ nƣớc ngoài, vì vậy Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ ổn định tỷ giá hối đoái nhƣ một số ngành khác để các doanh nghiệp nhựa yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
61 KẾT LUẬN
Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết cho mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Với vai trò là ngƣời nghiên cứu, thực tập, tìm hiểu Công ty TNHH Nam Kinh, tôi mong muốn Công ty ngày càng phát triển, lớn mạnh không ngừng. Tôi đã áp dụng những kiến thức học đƣợc từ nhà trƣờng và nguồn thông tin, số liệu từ các bộ phận của công ty để tổng hợp, phân tích, đánh giá môi trƣờng kinh doanh, hoạt động sản xuất của Công ty để từ đó đƣa ra những định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh doanh phù hợp với thực tế cho sự phát triển Công ty trong giai đoạn tới.
62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Công, 2010, Kinh tế học vĩ mô. NXB Lao động
2. Ngô Thắng Lợi, 2006, Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, NXB Thống kê
3. Ngô Thắng Lợi, 2012, Kinh tế phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân 4. Từ Quang Phƣơng, 2012, Kinh tế đầu tƣ, NXB ĐH Kinh tế quốc dân 5. Ngô Kim Thanh, 2011, Quản trị chiến lƣợc, NXB ĐH Kinh tế quốc dân
6. Bùi Đức Tuân, 2005, Kế hoạch kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội 7.Phòng Kinh doanh- Công ty Nam Kinh, "Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2013".
8. Phòng Kinh tế - Công ty Nam Kinh, "Báo cáo tình hình tài chính năm 2013".
9. Phòng Hành chính – Tổng hợp- Công ty TNHH Nam Kinh, "Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2013".
63 NGUỒN WEB http://www.ipcs.vn/ http://www.ncseif.gov.vn/ http://www.wooricbv.com/ http://thuvienphapluat.vn/ http://www.stoxplus.com/ http://strategy.vn/
64
PHỤ LỤC
BỘ CÔNG THƢƠNG ---
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---
Số: 2992/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƢỞNG BỘ CÔNG THƢƠNG QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển:
a) Phát triển ngành Nhựa Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, phù hợp với xu thế và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từng bƣớc tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
b) Phát triển ngành Nhựa Việt Nam trên cơ sở phát huy đƣợc tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng, đồng thời tạo ra sự hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy phát triển hài hòa với các ngành công nghiệp khác.
c) Phát triển ngành Nhựa Việt Nam theo hƣớng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra năng suất lao động cao, coi trọng chất lƣợng tăng trƣởng và giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp.
d) Phát triển ngành Nhựa Việt Nam đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững gắn với bảo vệ môi sinh, môi trƣờng.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển ngành Nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững. Từng bƣớc xây dựng và phát triển ngành Nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nƣớc để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
- Phát triển ngành Nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất đƣợc những sản phẩm chất lƣợng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lƣợng ngày càng cao, để ngành Nhựa Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới.
65
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Nhựa theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 78.500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 390.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,56%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18,26% và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 16,52%.
- Giá trị tăng thêm ngành Nhựa tính theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 10.908 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 19.319 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 32.274 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,75%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,11% và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10,81%;
- Phấn đấu tỷ trọng ngành Nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2015 đạt 5,0%, đến năm 2010 đạt 5,5% và đến năm 2025 đạt 6,0%.
- Chuyển dịch cơ cấu các nhóm sản phẩm nhựa theo hƣớng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ trọng 36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật 21%. Năm 2020 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tƣơng ứng là 34,0%; 18,0%; 25,0% và 23%. Đến năm 2025 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tƣơng ứng là 31,0%; 17,0%; 27,0% và 25,0%.
- Sản lƣợng các sản phẩm ngành Nhựa đến năm 2015 đạt 7,5 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 đạt 4,3 tỷ USD. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,43%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,87%.
3. Định hƣớng phát triển:
a) Phát triển ngành Nhựa Việt Nam theo hƣớng hiện đại, tăng cƣờng tự động hóa, từng bƣớc loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, sử dụng công nghệ vật liệu mới đảm bảo các chỉ tiêu chất lƣợng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trƣờng theo quy định của Việt Nam và quốc tế.
b) Đầu tƣ phát triển ngành Nhựa đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lƣợng, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao, có giá trị gia tăng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, bảo đảm môi trƣờng sinh thái.
c) Huy động tổng hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc tập trung đầu tƣ các nhà máy sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia cho ngành Nhựa. Bên cạnh đó khuyến khích đầu tƣ sản xuất khuôn mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành Nhựa, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành Nhựa.