Nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 62 - 71)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai sót về thủ tục tố tụng và về đường lối xét xử qua các vụ án dân sự về các tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao như đã nêu ở phần trên (phần 2.1.1). Còn thấy có những nguyên nhân cơ bản như sau:

- Nguyên nhân về hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Thời gian qua các tranh chấp về di sản thừa kế theo pháp luật đều liên quan đến nhà, đất là tài sản có giá trị lớn, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người thuộc diện hưởng thừa kế theo pháp luật, do đó diễn biến rất phức tạp, quá trình giải quyết thường bị kéo dài, thiếu các văn bản pháp luật về hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế theo pháp luật ở cấp xét xử phúc thẩm, sự chồng chéo, bất cập trong các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu, không đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng vào giải quyết các vụ án cụ thể (những qui định liên quan đến di sản nói chung thừa kế theo pháp luật nói riêng là quyền sử dụng đất, liên quan đến diện hưởng thừa kế là con nuôi, con riêng...). Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, tổ chức chưa kịp thời phối hợp với

Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, giám định tham gia định giá tài sản... Do vậy, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng việc xét xử phúc thẩm các vụ án tranh chấp thừa kế của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có tỉ lệ giải quyết án chưa cao, còn chậm, còn có vụ án bị kéo dài hoặc phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế nói riêng còn tương đối "mỏng", tồn tại khá nhiều các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời điều chỉnh, điều đó tạo cho các Toà án gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Ví dụ: Diện và hàng thừa kế chịu ảnh hưởng rất nhiều của Luật hôn nhân và gia đình. Trong khi luật Luật hôn nhân và gia đình đã có thay đổi cơ bản, nhưng có rất ít văn bản pháp luật đề cập tới góc độ diện, hàng thừa kế do bị chi phối của Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hôn nhân và gia đình.

- Do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự, đặc biệt là pháp luật đất đai, dẫn đến đường lối giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà, đất không ổn định. Mỗi lần pháp luật có sự sửa đổi lớn gây ra những lúng túng và sự khác biệt trong quan điểm giải quyết giữa các ngành, giữa các thẩm phán. Hậu quả của sự lúng túng, không thống nhất là không ít bản án bị cải, sửa, huỷ. Mặt khác hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nhất là pháp luật tố tụng chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến sai sót trong việc áp dụng pháp luật.

Ví dụ 1: Bản án dân sự sơ thẩm số 07/1997/DS-ST ngày 10/3/1997 của Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, phúc thẩm tại bản án số 464/2006/DS-PT ngày 31/10/2006. Vụ án “tranh chấp thừa kế”. Trong vụ án này, cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm thống nhất về khối tài sản chung là di sản thừa kế. Tuy nhiên, riêng căn nhà số 320 Nguyễn Huệ, thị xã Sóc Trăng nằm trong quy định giải toả, khi chia thừa kế, bản án sơ thẩm không tính tiền tiền quyền sử dụng đất mà chỉ tính giá trị nhà là thiệt thòi cho các đương sự, bởi khi giải toả Nhà nước đền bù tiền giá trị quyền sử dụng đất.

- Còn có những thiếu sót, sai lầm trong việc áp dụng pháp luật (cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức) ở Toà án cấp sơ thẩm trong việc chứng minh và thu thập

chứng cứ theo đúng quy định tại chương VII của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được. Đây là vi phạm phổ biến dẫn đến bản án bị Toà phúc thẩm huỷ để giải quyết lại. Bên cạnh đó, Toà án cấp sơ thẩm còn vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng khác như: thụ lý vụ án, xác định chứng cứ (tài liệu không phải là bản gốc là là bản photocoppy chưa hợp lệ chưa được đối chiếu bản gốc), thiếu người tham gia tố tụng, giải quyết cả phần đương sự không có yêu cầu phản tố cũng như không đóng dự phí án phí, người khởi kiện không có quyền khởi kiện...

Ví dụ 1: Bản án dân sự sơ thẩm số 34/DSST ngày 26/11/1996 của Toà án nhân dân

tỉnh Tiền Giang: Vụ án “tranh chấp di sản thừa kế” giữa nguyên đơn là ông Ngô Mỹ Hà,

bị đơn là bà Ngô Thị Minh Nguyệt. Ông Hà cùng năm người anh em ruột khác có đơn khởi kiện xin chia thừa kế. Nhưng sau đó năm người em của ông Hà làm giấy uỷ quyền cho ông Hà thay mặt tham gia tốt tụng. Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang không đưa năm người này vào tham gia tố tụng với tư cách là động nguyên đơn là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vụ án phải xét xử phúc thẩm tại Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tục cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Hoạt động xét xử của Toà án nước ta cho tới nay chưa có tranh tụng tại phiên toà theo đúng nghĩa. Tranh tụng chưa được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự. Do các quy định của pháp luật tố tụng dân sự chưa hoàn toàn khuyến khích và tạo điều kiện cho tranh tụng nên chất lượng tranh tụng tại phiên toà nhìn chung vẫn chưa cao. Có một số phiên toà do ý thức pháp luật của đương sự còn thấp, đương sự thiếu thiện chí nên có khi phải bỏ qua phần tranh tụng, vì sợ rằng đó sẽ là cơ hội để các đương sự cãi vã, đụng độ, mạt sát và tấn công lẫn nhau, vì vậy trên thực tế thủ tục tranh luận tại một số phiên toà dân sự ít được chú trọng, đôi khi đã bỏ qua cơ hội để làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

- Ý thức pháp luật của một bộ phận người dân trong xã hội còn thấp. Để Thẩm phán có thể đảm nhận tốt vai trò là người trọng tài trong tố tụng dân sự và ra phán quyết một cách khách quan, công minh thì các đương sự phải thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, đồng thời tích cực, chủ động tranh tụng để làm sáng tỏ các tình

tiết của vụ án. Nhưng do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, trong khi đó đội ngũ Luật sư lại thiếu và yếu nên Thẩm phán vẫn là người phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để có thể giải quyết vụ án được chính xác, đúng thời hạn. Điều đó không phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra làm cho việc giải quyết vụ án về tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về chia di sản thừa kế theo pháp luật nói riêng thường bị kéo dài. Hơn nữa, trong điều kiện tác động của nền kinh tế thị trường, con người thường coi trọng giá trị đồng tiền hơn. Điều đó tác động tới các quan hệ liên quan đến di sản có giá trị lớn như: nhà đất (quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất), vốn lớn trong kinh doanh, đầu tư …nên các vụ kiện được Toà án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử, quyết định của bản án có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền của những người được thừa kế, đó không tránh khỏi phần lớn các đương sự tìm cách chống đối, nhằm mục đích thay đổi quyết định của bản án hoặc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong khi chế tài áp dụng khi giải quyết các tranh chấp về dân sự còn đơn giản thì hiện tượng nêu trên cũng tạo nên sự phức tạp, kéo dài trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.

- Cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử của Thẩm phán còn hạn chế. Trang thiết bị, điều kiện làm việc của Toà án nhìn chung chưa đáp ứng đủ yêu cầu công việc, đặc biệt đối với những vụ án xảy ra tại các tỉnh xa trụ sở của Toà phúc thẩm nên Toà án phải tổ chức xét xử phúc thẩm tại Toà án địa phương, việc thiếu thốn về trang thiết bị như: phòng xử án, hệ thống camera, máy photocopy, máy vi tính... phục vụ công tác xét xử đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xét xử của Toà án.

- Việc quản lý chuyên môn của toà án cấp trên về chất lượng án sơ thẩm cũng như việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán có thời gian còn đơn giản, chưa được sự quan tâm thích đáng. Lực lượng thẩm phán còn thiếu so với yêu cầu của công tác xét xử trong thực tế.

- Trình độ chuyên môn thẩm phán chưa đồng đều, chưa chưa đáp ứng được đòi hỏi của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán cũng chưa đồng đều nên việc thu thập và đánh giá chứng cứ cũng như việc áp dụng các văn bản pháp luật còn thiếu chặt chẽ, sâu sắc; việc giải quyết vụ án không đúng, thiếu tính thuyết phục, dẫn đến số lượng án xử sơ thẩm bị

kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ trọng lớn. Làm các vụ án trở nên phức tạp, kéo dài. Có một bộ phận Thẩm phán do trình độ còn hạn chế, nên khi kiểm tra xét xử còn phạm những sai lầm rất sơ đẳng. Bên cạnh đó có Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, không chịu khó nghiên cứu văn bản, không cập nhật kịp thời các văn bản mới.

Mặc dù trong những năm qua, đội ngũ Thẩm phán của ngành toà án nói chung không ngừng được kiện toàn, nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, dẫn đến việc thực hiện công tác xét xử có nhiều hạn chế. Theo trả lời của Chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình tại phiên chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/3/2008, tính đến hết tháng 3/2008, Toà án nhân dân tối cao có 108 Thẩm phán thiếu 12 người, Toà án nhân dân cấp tỉnh có 977 người thiếu 121 người (10,8%), Toà án nhân dân cấp huyện có 3249 Thẩm phán cũng thiếu 441 người (11,9%).

Riêng đối với Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao năm 2005 số thẩm phán của Toà phúc thẩm là 83 người; năm 2006 là 87 người; năm 2007 là 92 người; năm 2008 là 93 người và năm 2009 là 93 người trong khi đó [40]. Vì thế, đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngành Toà án, nhiều án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đã gây áp lực cho Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là án phúc thẩm.

Nguyên nhân của thực trạng này là do việc đào tạo nguồn Thẩm phán không theo kịp yêu cầu đối với một số địa phương có số lượng án rất lớn, gia tăng mạnh. Đối với các địa phương thuộc khu vực miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa, việc thiếu Thẩm phán là do gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ và đào tạo nguồn Thẩm phán. Trường đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập năm 1998 và đến năm 2004 được đổi tên thành Học viện Tư pháp. Với chức năng Chính phủ giao cho và triển khai kế hoạch Đào tạo do Bộ Tư pháp phê duyệt, hơn 3400 học viên được đào tạo kỹ năng xét xử tốt nghiệp đã góp phần vào việc kiện toàn đội ngũ Thẩm phán ở địa phương, song vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của xã hội.

- Chế độ lương, phụ cấp của Thẩm phán chưa hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực của một số Thẩm phán. Một Thẩm phán chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và xét xử một cách công tâm khi mức lương của họ đủ để đảm bảo cuộc sống ở mức

khá trong xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay đời sống của đội ngũ Thẩm phán nước ta còn gặp nhiều khó khăn.

- Tranh chấp di sản thừa kế theo pháp luật ngày càng phức tạp, số lượng người thuộc diện thừa kế đông, cư trú ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí ở nước ngoài, việc lấy ý kiến của họ gặp rất nhiều khó khăn; thái độ không chấp hành pháp luật của một số đương sự tại cấp phúc thẩm có tính chất quyết liệt hơn, tinh vi hơn. Bản thân một số đương sự không nhỏ mặc dù có hiểu biết nhất định nhưng vì quyền lợi của họ bị san sẻ nên có sự chống đối quyết liệt. Di sản liên quan nhiều đến quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất trong khi các tài liệu liên quan thiếu sự thống nhất, thậm chí còn có sự chồng chéo nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chứng cứ. Lực lượng thẩm phán còn thiếu, trình độ hiểu biết chuyên môn còn chưa đồng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ giải quyết vụ án

- Trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân còn thấp, đặc biệt là trong quan hệ thừa kế tài sản nói riêng và thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nói riêng. Nhiều nơi chịu nhiều ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu. Nhà cửa, đất đai (di sản của người chết) thường do người con trai trưởng quản lý. Trong suy nghĩ của mọi người, người con trưởng đương nhiên sẽ thừa kế tất cả đất đai, nhà cửa do cha mẹ để lại; những người con gái đã lập gia đình hoặc chưa lập gia đình thường không biết họ là người đứng cùng hàng thừa kế với người anh trai hoặc em trai và cùng được hưởng phần di sản như nhau.

- Các qui định của pháp luật về người con nuôi được hưởng di sản của bố, mẹ nuôi; người con riêng có thể được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế đã bảo đảm được quyền lợi của các đương sự trong các vụ án tranh chấp thừa kế; tuy nhiên, những qui định liên quan đến thời hiệu khởi kiện đã làm cho các vụ án về tranh chấp di sản thừa kế kéo dài thể hiện qua công việc xác định giá trị di sản, phân chia di sản, đánh giá công sức, xác định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài. Đối tượng của các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có giá trị lớn: nhà, đất; số vốn lớn dùng trong kinh doanh, đầu tư... nên khi Toà án cấp phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử, quyết định của bản án có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của những người thừa kế, do đó không tránh khỏi hiện tượng phần lớn các đương sự tìm cách

chống đối, nhằm mục đích làm thay đổi quyết định của bản án hoặc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong khi chế tài áp dụng khi cố tình kéo dài việc giải quyết vụ án phân chia di sản thừa kế theo pháp luật còn đơn giản thì hiện tượng nêu trên cũng tạo thêm sự phức tạp, kéo dài trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.

Ví dụ: Vợ chồng Ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B có hai người con trai là

C và D nhưng đều đã chết khi còn bé, hai vợ chồng ông A bà B nhận bà K về làm con nuôi khi bà K mới 5 tuổi (con nuôi hợp pháp). Năm 1980 ông A chết không để lại di

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)