Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 85 - 87)

bộ Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là hoạt động tố tụng quan trọng, đòi hỏi các cán bộ, các thẩm phán của Toà phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao phải có năng lực chun mơn và nghiệp vụ vững vàng, chủ động và sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Trình độ, năng lực chuyên môn là một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho Thẩm phán có thể tự tin độc lập xét xử và ra phán quyết đúng đắn. Để nâng cao trình độ, năng lực của Thẩm phán, một mặt cần chăm lo bồi dưỡng Thẩm phán đương nhiệm theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, bồi dưỡng kỹ năng xét xử và kiến thức thực tiễn, mặt khác chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán. Đào tạo Thẩm phán phải theo hướng ưu tiên bồi dưỡng kỹ năng mà không thiên về đào tạo theo bằng cấp, học vị. Thẩm phán xét xử vụ án dân sự cũng cần được đào tạo kỹ năng xét xử chuyên sâu về các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thừa kế.

Cần xem xét việc mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán; ngoài đội ngũ cán bộ tư pháp, có thể bổ nhiệm Thẩm phán từ những luật sư, luật gia có kinh nghiệm và uy tín để thu hút người thực sự có năng lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử có trình độ chun môn cao. Áp dụng cơ chế thi tuyển cấp quốc gia để lựa chọn những người đủ trình độ, năng lực vào vị trí Thẩm phán thay cho cơ chế xét tuyển Thẩm phán ở các cấp Toà án như hiện nay. Cơ chế thi tuyển tạo điều kiện cho các ứng viên vào chức danh Thẩm phán có điều kiện cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, hạn chế tiêu cực, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của Thẩm phán vào các thiết chế quyền lực ở địa phương, tăng cường tính độc lập của Thẩm phán. Trong thực tế, Thẩm phán Toá án nhân dân tối cao là những Thẩm phán được chuyển từ địa phương lên, là những người đang giữ cương vị là Thẩm phán cấp tỉnh, hoặc là những người đang giữ chức Trưởng các đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao. Như vậy, Thẩm phán Toà phúc thẩm Toà án Toà án nhân dân tối cao

hầu hết chưa được đào tạo kỹ năng xét xử mà chủ yếu là những Thẩm phán có kinh nghiệm xét xử và có thâm niên trong ngành tồ án, số lượng Thẩm phán đã qua đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện Tư pháp hiện đang giữ chức Thẩm phán Tồ án tối cao la rất ít (chỉ có một vài người).

Nhiệm kỳ của Thẩm phán cần được kéo dài và tiến tới bổ nhiệm không thời hạn. Nhiệm kỳ ngắn cùng với cơ chế xét tuyển gây ra nhiều sức ép đối với Thẩm phán, làm cho Thẩm phán không thực sự yên tâm với công việc xét xử, hạn chế khả năng tích luỹ kinh nghiệm xét xử của Thẩm phán và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến tính độc lập của Thẩm phán. Có thể quy định nhiệm kỳ đối với mỗi ngạch Thẩm phán như sau: nhiệm kỳ 10 năm đối với Thẩm phán sơ thẩm, 12 năm đến 15 năm đối với Thẩm phán phúc thẩm và xem xét áp dụng chế độ bổ nhiệm không thời hạn đối với Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Sau khi hết nhiệm kỳ, các Thẩm phán sơ thẩm và phúc thẩm muốn được tái bổ nhiệm phải qua một kỳ sát hạch; kết quả kỳ sát hạch cùng với kết quả công việc trong nhiệm kỳ vừa qua sẽ là căn cứ để ra quyết định tái bổ nhiệm.

Muốn vậy, ngoài nhiệm vụ tự trao dồi, học tập của từng cán bộ Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Đảng, Nhà nước và ngành toà án nhân dân cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho họ, tổ chức các cuộc hội thảo theo các chuyên đề, định kỳ mở các lớp tập huấn luyện sâu, tổ chức, cập nhật tình hình mới về các vi phạm pháp luật dân sự, tổ chức các cuộc thi xử lý các tình huống trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Các trường đạo tạo ngành như Đại học Luật, Học viện Tư pháp cần quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là kỹ năng và nghiệp vụ trong hoạt động áp dụng pháp luật, nhằm không ngừng nâng cao năng lực cơng tác cho cán bộ Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Thực hiện nghiêm túc những điều cấm đối với cán bộ ngành toà án nhân dân nói chung và Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao nói riêng.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính - tư pháp trong Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả và thuận lợi cho công dân, phân công, phân cấp hợp lý, cải tiến chế độ làm việc, đề cao chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, thẩm phán, gắn quyền hạn với trách nhiệm.

Các cấp uỷ đảng ngành toà án, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tăng cường công tác quản lý cán bộ, kịp thời phát hiện những cán bộ có hành vi tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ để uốn nắn và xử lý kịp thời nhằm làm trong sạch bộ máy.

Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao có hiệu quả địi hỏi mỗi cán bộ, thẩm phán Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải có kiến thức sâu rộng về các chuyên ngành, lĩnh vực khác có liên quan, kinh nghiệm và vốn sống phong phú, nhạy bén linh hoạt trong việc năm bắt và xử lý các tình huống phát sinh. Do vậy, cần có chính sách và tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, thẩm phán Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao không ngừng tự học tập nâng cao trình độ. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để cử cán bộ, thẩm phán đi học tập ở nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 85 - 87)