QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 71 - 74)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM

Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, các hoạt động áp dụng pháp luật cũng thay đổi cho phù hợp. Các Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X; Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VII); Nghị quyết lần thứ ba, lần thứ bảy của Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VIII); Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng (khố IX) ngày càng xác định rõ nét những yêu cầu, phương hướng đường lối đổi mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và tồ án nhân dân nói riêng trong đó đề cập đến tổ chức và hoạt động của các toà án cấp phúc thẩm.

Đặc biệt Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản đã ra Nghị quyết số 08 ngày 02 tháng 01 năm 2002 “về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” xác định cụ thể hơn các nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của công cuộc cải cách tư pháp; ngày 02 tháng 6 năm 2005 Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định Toà án nhân dân giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp, hoạt động của Toà án nhân dân là trọng tâm của hoạt động tư pháp. Đây là bước phát triển mới về nhận thức lý luận trong lĩnh vực tư pháp của Đảng ta nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ: “cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm" [7, tr.127]. Điều đó cần thể hiện vai trị của Tồ án nhân dân trong cải cách tư pháp.

Do vậy các chủ thể áp dụng pháp luật cần quán triệt và nhận thức rõ những định hướng lớn của Đảng về hoạt động cải cách tư pháp nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án về phúc thẩm dân sự nói riêng để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong điều kiện xây dựng nền Tư pháp của Nhà nước pháp quyền XHCN. Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần tiến hành theo các phương hướng và yêu cầu sau đây:

Một là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động áp dụng pháp luật về phân

chia di sản thừa kế theo pháp luật trong các vụ án dân sự. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương đường lối,chính sách áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế, tổ chức đảng và Đảng viên không can thiệp vào các hoạt động xét xử của Toà án, quyết định cách giải quyết các vụ án. Sự lãnh đạo của Đảng chỉ đạt hiệu quả cao khi có các chủ trương, đường lối đúng đắn, bằng phương hướng để tổ chức và hoạt động của của Toà án nhân dân, tạo ra khả năng cho Toà án nhân dân áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có chất lượng cao.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở

đảm bảo cho hoạt động của Toà án được thống nhất, bảo đảm hoạt động của giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đạt hiệu quả cao.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ toà án, kiểm sát viên, xây dựng đội ngũ cán bộ

Toà phúc thẩm Toà án nhân dân, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức, chính trị, chí cơng vô tư.

Đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp, Hội nghị lần thứ ban Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 6/1997) đã yêu cầu xây dựng các cơ quan tư pháp phải mẫu mực trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện cơng lý, tính dân chủ, cơng khai trong hoạt động của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Khắc phục tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Về cán bộ, Đảng ta chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có năng lực chun mơn cao. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra

đối với hoạt động của cán bộ tư pháp để có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ; xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tiêu cực.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã xác định: “cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra…xét xử, thi hành án”, “tăng cường đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về số lượng và chất lượng” [7, tr.132]. Rà sốt lại đội ngũ cán bộ tồ án trong sạch, vững mạnh, xác định lại biên chế cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi toà án.

Tại Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng 01/2004), Đảng ta tiếp tục đề ra một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX của Đảng về cải cách tư pháp, theo đó: Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra các cấp. Đổi mới cơng tác xét xử của Tồ án về tất cả các loại án khi xét xử theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên toà, coi trọng kết quả tranh tụng tại phiên toà khi kết án, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Từ những chủ trương trong các văn kiện nêu trên, cho thấy phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần tập trung vào các hướng cơ bản sau:

- Xây dựng đội ngũ Thẩm phán của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, tuyệt đối trung thành với các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, có tinh thần vượt khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở ba khu vực: Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Bốn là, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tồ án nhân dân tối cao nói chung và

Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao nói riêng, thực hiện các biện pháp hữu hiệu, cụ thể để từng bước đảm bảo tuyển dụng, tuyển chọn đủ cán bộ, Thẩm phán nâng cao chất

lượng đội đội ngũ cán bộ, cơng chức, thẩm phán cho Tồ phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.

Năm là, tăng cường tranh tụng tại phiên tồ phúc thẩm, đó là một nội dung quan

trọng để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 02/6/2005 của Đảng tiếp tục khẳng định tiếp tục viẹce đổi mới các phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Mở rộng tranh tụng tại phiên tồ nói chung và phiên tồ phúc thẩm nói riêng sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật của Toà án nâng cao chất lượng khi ban hành các bản án, quyết định, tránh những sai sót trong hoạt động tố tụng. Coi trọng và mở rộng tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm sẽ giúp đội ngũ Thẩm phán nâng cao kỹ năng trong quá trình xét xử.

Những nguyên tắc, chính sách của Đảng được nêu ra trong các Nghị quyết là nền tảng tư tưởng, là quan điểm chỉ đạo cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và của các Tồ án nhân dân nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)