KẾT QUẢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 34 - 61)

TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM

2.1. KẾT QUẢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua, số lượng xét xử vụ việc dân sự nói chung và vụ án về chia di sản thừa kế của Toà phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao nói riêng khơng ngừng tăng lên với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp, tạo nên một áp lực công việc rất lớn đối với các Thẩm phán xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, các Thẩm phán về cơ bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tỉ lệ giải quyết các vụ án về chia di sản thừa kế ở Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao hàng năm tương đối cao (khoảng 80-90%).

Trong thời gian từ 2005 đến năm 2008, trong tổng số án được thụ lý, Toà phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao đã có nhiều cố gắng để đẩy nhanh tiến độ xét xử và nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật trên địa bàn cả nước nên kết quả xét xử năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2005 Toà đã giải quyết được 132/160 vụ chiếm 82,5%, năm 2006 đã giải quyết được 151/171 vụ chiếm 88,3%, năm 2007 đã giải quyết được 164/185 vụ chiếm 88,6%, năm 2008 đã giải quyết được 187/210 vụ chiếm 89%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều bất cập, tồn tại trong hoạt động áp dụng pháp luật của Toà nên số lượng án của năm trước vẫn còn tồn sang năm sau. Theo báo cáo của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao hàng năm (kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực) thi kết quả giải quyết các vụ án về chia di sản thừa kế của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở cả ba khu vực (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng) thể hiện trong bảng thống kê (bảng 2.1) dưới đây:

Bảng 2.1: Kết quả xét xử phúc thẩm trong các năm từ 2005 đến 2008

Số vụ án đã thụ lý 160 171 185 210

Số vụ án đã được giải quyết 132 (82,5%) 151 (88,3%) 164 (88,6%) 187 (89%) Số vụ án tồn đọng 28 20 21 23 Nguồn: [38]; [39]; [40].

Trong tổng số vụ án mà Toà phúc thẩm thụ lý, ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, kết quả giải quyết các tranh chấp thừa kế theo trình tự phúc thẩm của cho thấy các tranh chấp về thừa kế nói chung chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2005 là 75/160 vụ, năm 2006 là 99/171, năm 2007 là 116/185 vụ, năm 2008 là 119/210 vụ. Đặc biệt, năm 2009, tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tính riêng sáu tháng đầu năm 2009 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 111 vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật [38, tr.1].

Ở khu vực miền Trung, số liệu thống kê cho thấy số lượng vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đưa ra giải quyết tại Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao khu vực thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 đến năm 2008 ít hơn so với số lượng vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đưa ra giải quyết tại Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh; cụ thể: Năm 2005 là 22/160 vụ, năm 2006 là 27/171, năm 2007 là 26/185 vụ, năm 2008 là 50/210 vụ. Các vụ kiện thường tập trung ở Đà Nẵng, Huế, và Khánh Hoà [39, tr.1].

Ở khu vực thành phố Hà Nội, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở khu vực này thụ lý vụ án thuộc lĩnh vực này tuy ít hơn thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn nhiều hơn thành phố Đà Nẵng, cụ thể: Năm 2005 là 63/160 vụ, năm 2006 là 45/171, năm 2007 là 43/185 vụ, năm 2008 là 41/210 vụ [40, tr.1].

Về cơ bản, quá trình áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và theo tinh thần của cải cách tư pháp, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Các quyết định của Hội đồng

xét xử Toà phúc thẩm căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà xét xử phúc thẩm và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án và hồ sơ vụ án xét xử ở cấp sơ thẩm, nên về cơ bản đã đưa ra các phán quyết bảo đảm xét xử đúng pháp luật, đúng vụ việc.

Nhìn chung, Hội đồng xét xử Tồ phúc thẩm đều tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vẫn có sự vi phạm các nguyên tắc ở mức độ này hay mức độ khác, đặc biệt là nguyên tắc độc lập xét xử. Nguyên tắc độc lập xét xử là nguyên tắc xương sống trong hoạt động xét xử của Tồ án, khơng có hoạt động nào lại đòi hỏi sự độc lập ở mức độ cao như hoạt động xét xử. Thiên chức hàng đầu của hệ thống tư pháp, của Toà án là áp dụng đúng pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng và khách quan. Sự độc lập của Tồ án khi xét xử chính là điều kiện khơng thể thiếu được của việc thực hiện u cầu đó. Vì vậy, các quy định pháp luật phải đảm bảo cho Toà án có một địa vị pháp lý độc lập ở mức tối đa. Độc lập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của Thẩm phán. Khi xét xử, Thẩm phán không bị lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, mà tự mình xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên toà, căn cứ vào các quy định của pháp luật để phán quyết. Thẩm phán không những độc lập với sự can thiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngồi Tồ án mà cịn độc lập với chính sự can thiệp của cá nhân hay tổ chức trong nội bộ Tồ án. Có thể nói Thẩm phán độc lập đến mức nào thì phán quyết sẽ đúng đắn đến chừng ấy. Tuy nhiên, độc lập của Thẩm phán khơng có nghĩa là thốt ly khỏi các yếu tố ràng buộc, dẫn đến tuỳ tiện, mà là độc lập trong khuôn khổ của pháp luật, độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật. Giữa "độc lập" và "chỉ tuân theo pháp luật" có mối quan hệ biện chứng với nhau, "chỉ tuân theo pháp luật" chính là giới hạn, phạm vi, khuôn khổ của sự độc lập. "Độc lập" là điều kiện cần, còn "chỉ tuân theo pháp luật" là điều kiện đủ, là cái bảo đảm cho Thẩm phán thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. C. Mác đã từng khẳng định về tính độc lập của Thẩm phán: "Đối với Thẩm phán thì khơng có cấp trên nào khác ngồi luật pháp. Thẩm phán có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như ông ta hiểu luật pháp khi xem xét nó một cách có lương tri" [21, tr. 60]. Trong xét xử, người Thẩm phán phải biết vượt lên trên

tất cả sự tác động từ nhiều phía và vượt lên trên cả chính mình để "chỉ tn theo pháp luật". Trong hoạt động tố tụng có nhiều chủ thể khác nhau, nhưng chỉ có Thẩm phán là người được pháp luật giao nhiệm vụ xét xử một cách chuyên nghiệp, là người có điều kiện và khả năng đầy đủ nhất để xác minh, kiểm chứng tồn bộ các chứng cứ, tình tiết của vụ án và xem xét, đánh giá một cách toàn diện bản chất pháp lý của các sự kiện, hành vi và đưa ra phán quyết. Vì vậy, yêu cầu lớn nhất đặt ra là phải dành cho Thẩm phán một mơi trường khơng có bất kỳ sự can thiệp nào ngồi sự chỉ đạo của pháp luật và niềm tin nội tâm để đánh giá, phán xét tồn bộ các tình tiết của vụ án, vận dụng pháp luật để đi đến một phán quyết nhân danh nhà nước. Trong thực tiễn, nguyên tắc này thường hay bị vi phạm. Theo Báo cáo tổng kết ngành Tồ án nhân dân năm 2006, "cịn có Thẩm phán chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, thiếu kiên quyết trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nên dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật" [40, tr.20]. Theo kết quả điều tra xã hội học của Đề tài KX04.06 thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX04 giai đoạn 2001-2005 "Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" do TS. ng Chu Lưu làm Chủ nhiệm Đề tài, qua phỏng vấn sâu 280 cán bộ tư pháp, Toà án, kiểm sát viên, có 173/280 ý kiến cho rằng nguyên tắc này chưa thực hiện tốt trong thực tế, chỉ có 36 ý kiến cho rằng Toà án xét xử đã theo đúng nguyên tắc độc lập [21, tr.171]. Một trong những biểu hiện của sự vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử đó là, tình trạng báo cáo án, duyệt án vẫn cịn diễn ra ở các Tồ án. Mặc dù pháp luật tố tụng khơng có quy định về việc báo cáo án, duyệt án, nhưng trong thực tiễn cơng tác xét xử của ngành Tồ án thì việc báo cáo án của Thẩm phán và việc duyệt án của lãnh đạo Toà án trước khi xét xử đã trở thành một thơng lệ, thậm chí các Tồ án mặc nhiên coi như đó một thủ tục bắt buộc. Thơng thường hàng tháng sau khi có lịch xét xử và quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tồ án tổ chức họp để các Thẩm phán báo cáo án và lãnh đạo Tồ án duyệt án. Về trình tự, Thẩm phán Chủ toạ phiên toà báo cáo nội dung vụ án và đề xuất hướng giải quyết, sau đó tập thể Thẩm phán và lãnh đạo Toà án tiến hành thảo luận, nếu không thống nhất được quan

điểm về hướng giải quyết theo đề xuất của Thẩm phán thì hầu như phải theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Toà án. Với hướng giải quyết vụ án đã được duyệt thì Thẩm phán không thể nào làm khác.

Trong tổng số vụ án về phân chia di sản thừa kế được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao giải quyết, kết quả phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm ở cả ba khu vực năm 2005 là 67/132 vụ chiếm 50,8%, năm 2006 là 93/151 vụ chiếm 61,6%, năm 2007 là 67/164 vụ chiếm 40,1% và năm 2008 là 86/186 chiếm 46,2%.

Bảng 2.2: Kết quả xét xử phúc thẩm giữ nguyên quyết định, bản án

sơ thẩm trong các năm từ 2005 đến 2008

Năm 2005 2006 2007 2008 Số vụ án đã giải quyết 132 151 164 186 Số vụ án được y án 67 (50,8%) 93 (61,6%) 67 (40,1%) 86 (46,2%) Nguồn: [38]; [39]; [40].

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, thì khi áp dụng pháp luật về phân chia di sản thùa kế của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền đưa ra những phán quyết của mình như: giữ nguyên hoặc sửa bản án sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm và trả về Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại theo trình tự sơ thẩm. Qua số liệu thống kê ở trên, cho thấy tỷ lệ án phúc thẩm giữ nguyên bản án chiếm phần lớn trong tổng số án được giải quyết. Trên thực tế, những vụ án về phân chia di sản thừa kế phần lớn liên quan đến bất động sản (đất đai, nhà cửa) là những tài sản có giá trị lớn. Đương sự khơng chỉ sống ở trong nước mà còn định cư ở nước ngoài. Các vụ tranh chấp không chỉ ở khu vực đô thị mà cả ở vùng ven đô, khu vực nông thôn, các tỉnh miền núi và Tây nguyên. Tranh chấp thừa kế có chiều hướng phức tạp, song ngành Tồ án đã có nhiều cố gắng trong hoạt động xét xử của mình.

Ví dụ: Ngày 25 tháng 02 năm 2009 tại trụ sở Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối

26/DSPT-TL ngày 14 tháng 01 năm 2009 về "Tranh chấp di sản thừa kế". Do bản án dân sự sơ thẩm số 02/2009/DSST ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre bị kháng cáo, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 10/2009/QĐPT-DS ngày 22 tháng 01 năm 2009 giữa các đương sự:

* Nguyên đơn gồm:

1. Ông Huỳnh Thanh Vân (sinh năm 1931); tạm trú: khóm 4, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (có mặt) ơng Vân uỷ quyền cho ông Huỳnh Văn Thọ, sinh năm 1995, tạm trú 5/5C Quang Trung, phường 11, quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bà Trần Kim Sa (sinh năm 1950); Địa chỉ: 65 Bransgrove Rd Revesby Nsw 2212 Australia. Bà Sa uỷ quyền cho bà Phạm Thị Nga (sinh năm 1954); Địa chỉ: 36, Tán kế, Phường 3, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Trần Minh San bảo vệ quyền lợi ngun đơn ơng Vân (có mặt); Luật sư ơng Nguyễn Hữu Dũng bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Kim Sa.

* Bị đơn gồm:

1/ Ông Huỳnh Quang Thu (sinh năm 1940) (vắng mặt). Người đại diện theo pháp luật của ông Thu là: Bà Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1942 (vợ ông Thu) (vắng mặt). Uỷ quyền cho ông Huỳnh Vạn Phước.

2/ Huỳnh Vạn Phước (sinh năm 1962) Địa chỉ: 24/2 đường Phan Đình Phùng, phường 4, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre (có mặt). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: có luật sư Trần Minh Vũ - Đồn Luật sư Bến Tre.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Huỳnh Ngân Hoa (sinh năm 1938) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đồng thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà Hoa:

1/ Ông Đỗ Tuấn Huy, sinh năm 1937, chồng bà Hoa, có mặt. 2/ Ơng Đỗ Tuấn Hải, sinh năm 1963 (con bà Hoa)

3/ Ông Đỗ Tấn Hiền, sinh năm 1965 (con bà Hoa) 4/ Ông Đỗ Tấn Hậu, sinh năm 1975 (con bà Hoa)

5/ Bà Đỗ Ngân Hà, sinh năm 1976 (con bà Hoa)

Các ông bà Hải, Hiền, Hậu, Hà cùng uỷ quyền cho ông Đỗ Tuấn Huy, sinh năm 1937; Địa chỉ: 75/1 Tán Kế, phường 3, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Nội dung của vụ án: Theo đơn khởi kiện 07/7/2007 nguyên đơn ơng Huỳnh Thanh

Vân trình bày:

Cha mẹ ơng có 05 người con là Huỳnh Thanh Vân, Huỳnh Kim Hoa (bà Hoa chết năm 1983 khơng có chồng con), Huỳnh Ngân Hoa (chết năm 1993 có chồng là Đỗ Tuấn Huy và các con là Đỗ Tuấn Hải, Đỗ Tấn Hiền, Đỗ Tấn Hậu, Đỗ Ngân Hà), ông Huỳnh Quang Thu (là bị đơn), bà Huỳnh Kim Sa (Trần Kim Sa). Cha ông tên Huỳnh Khổng

Mạnh, mẹ là Phạm Thị Sáu, vào năm 1965 có mua một miếng đất diện tích 322m2 toạ lạc

tại chợ Lạc Hồng. Đến năm 1969 cha mẹ ông xin giấy phép xây dựng và cất một căn nhà trên diện tích đất này, số nhà hiện nay là 24/2 Phan Đình Phùng, phường 4, thị xã Bến Tre. Huỳnh Vạn Phước là cháu nội vào ở nhờ năm 1976, khi cha mẹ ông mất cha con Huỳnh Quang Thu và Huỳnh Vạn Phước từng bước có hành vi chiếm giữ căn nhà và đất để làm của riêng, tự ý kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tạm thời) vào năm 1997 mà không thông qua ý kiến của các bác, các cơ. Ơng Vân khởi kiện yêu cầu chia thừa kế căn nhà và đất theo pháp luật.

Theo đơn khởi kiện ngày 07/7/2007 nguyên đơn bà Trần Kim Sa có nội dung cũng như

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 34 - 61)