Nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 77 - 79)

phán của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Nghị quyết số 49 –NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010” đã chi rõ: “đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ yếu, thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp” [2].

Số lượng, chất lượng đội ngũ Thẩm phán luôn là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Cùng với việc tăng cường về tổ chức, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần được bổ sung cả về chất lượng và số lượng.

Trình độ nhận thức chính trị, ý thức giác ngộ chính trị của Thẩm phán có vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách người Thẩm phán. Việc thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người thẩm phán có một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản. Lập trường tư tưởng vững vàng, bản lĩnh chính trị sâu sắc là tiền đề vững chắc đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật của người Thẩm phán khi xét xử đúng với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong q trình

giải quyết vụ án, bản lĩnh chính trị giúp giúp cho người thẩm phán cân nhắc, lựa chọn các văn bản phù hợp, giúp người Thẩm phán can đảm gạt bỏ mọi cám dỗ về vật chất, thực hiện đúng nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật. Ý thức chính trị của người Thẩm phán không chỉ là nhân tố để bảo đảm các quy phạm pháp luật được áp dụng đúng, chính xác mà cịn giúp người Thẩm phán có được bản lĩnh để xử lý tình huống một cách linh hoạt. Do vậy, một trong những tiêu chí của người Thẩm phán là “trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Đạo đức cách mạng là cơ sở quan trọng để tạo nên nhân cách người Thẩm phán, xác lập chỗ đứng của người Thẩm phán trong xã hội. Đạo đức, phẩm chất của người Thẩm phán bao gồm đức tính trung thực, thẳng thắn, lòng nhân ái, sự dũng cảm, tính cơng bằng, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, dám nghỉ, dám làm. Bác Hồ đã chỉ ra năm đức tính của người cách mạng, đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Người Thẩm phán cần phải rèn luyện và học tập và làm theo năm đức tính nêu trên và khơng ngừng nâng cao đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư”, người Thẩm phán phải có “cái đầu lạnh, một trái tim nóng và đơi bàn tay sạch” để có cái tâm trong sáng, bản lĩnh vững vàng khi xét xử, đánh giá các chứng cứ và các tình tiết vụ án một cách khách quan, tồn diện, chính xác.

Trình độ nhận thức, ý thức giác ngộ chính trị của người Thẩm phán có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc hình thành lý tưởng sống và lập trường tư tưởng của cá nhân người Thẩm phán. Lập trường tưởng chính trị vững vàng của người Thẩm phán sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động áp dụng pháp luật khi xét xử đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Để đảm bảo cho Thẩm phán chuyên tâm thực hiện tốt công việc xét xử, độc lập, công minh trong việc đưa ra phán quyết, một vấn đề rất quan trọng là phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với Thẩm phán, phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử. Nếu lương Thẩm phán cao sẽ đảm bảo cho người Thẩm phán có thể yên tâm hoàn thành tốt công việc được giao, giúp Thẩm phán phát huy được tính độc lập, chủ động của mình trong việc xét xử. Ngược lại, chỉ riêng việc trả lương thấp cũng đã làm tổn hại đến tính độc lập và cơng tâm của Thẩm phán. Ở các nước có nền tư pháp phát triển như Nhật Bản,

Singapore, lương của Thẩm phán được xếp vào các thang bậc đặc biệt và trong suốt nhiệm kỳ, thu nhập bằng lương của họ khơng bị cắt giảm vì bất kỳ lý do nào; cùng với đó là một chế độ hưu trí thoả đáng. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. Ngồi ra, cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử được bảo đảm cũng sẽ góp phần giúp Thẩm phán thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và xã hội giao phó.

Tăng cường các biện pháp bảo đảm cho Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ: cần có những biện pháp bảo đảm về mặt an ninh nhằm mục đích bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho Thẩm phán, ngăn chặn các hành vi xâm phạm Thẩm phán. Các biện pháp này được bảo đảm thực hiện bởi các cơ quan chức năng và được tiến hành khi có yêu cầu của Thẩm phán hoặc khi nhận được thơng tin và căn cứ cho rằng đang có hoặc sẽ có đe doạ từ thực tế. Có nhiều vụ án sau khi phiên tồ kết thúc, các thành viên Hội đồng xét xử khơng dám ra về vì những lời đe doạ trả thù từ phía đương sự. Gần đây, Thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan ở Toà án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bị đương sự thuê người tạt axít ngay trước cửa nhà để trả thù do kết quả xét xử khơng như mong muốn. Thẩm phán Vũ Ngọc Hồ, Phó Chánh án Tồ án nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã 4 lần bị bị đơn đặt mìn ở nhà riêng với mục đích sát hại Thẩm phán và gia đình. Vì vậy, một việc cấp bách hiện nay là cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Thẩm phán, bao gồm cả các biện pháp an ninh, các biện pháp pháp lý (ví dụ: quy định tăng nặng trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Thẩm phán và người thân thích của Thẩm phán) và các biện pháp xã hội (chẳng hạn như bảo hiểm nghề nghiệp).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)