Bảo đảm về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 29 - 30)

Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trên cơ sở những quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật có liên quan…Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao phải thực hiện một cách chính xác, đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng hình thức và thủ tục. Khi tiến hành ra các quyết định, bản án phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải trên cơ sở pháp luật quy định.

Bộ luật tố tụng dân sự là luật hình thức quy định mọi vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự của tồ án nói chung và giải quyết những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao nói riêng.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 là văn bản pháp luật tố tụng dân sự đầu tiên được Nhà nước ta ban hành quy định các vấn đề về tố tụng dân sự có hiệu lực cao. Tiếp đó nhiều văn bản pháp luật khác lần lượt được ban hành như Luật Tổ chức toà án nhân dân năm 1992, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1992…Thể chế hoá đường lối cải cách tư pháp của Đảng, năm 2002 sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nhà nước ta đã ban hành luật tổ chức toà án nhân dân 2002, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Như vậy, trong giai đoạn này nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực cao quy định về vấn đề tố tụng dân sự đã được ban hành. Tuy nhiên, các quy định về tố tụng dân sự còn khá tản mạn, thiếu tập trung, chồng chéo, mâu thuẫn.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước ta. Việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khắc phục tình trạng tản mạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định tố tụng dân sự trước đây đồng thời cũng thể chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp được ghi nhận qua các văn kiện của Đảng như Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 34/NQ-TW ngày 03/02/2004 của Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Từ đó, tạo được những thuận lợi cần thiết cho toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự; bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tồ án.

Theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, quy trình tố tụng dân sự tại tồ án có sự thay đổi căn bản theo hướng dân chủ, cơng khai, minh bạch. Trong đó, đương sự có vai trị quyết định và chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tồ án. Tuy vậy, vẫn tồn tại một số các quy định pháp luật về thừa kế, các quy định về quyền sử dụng đất, quyền thừa kế quyền sử dụng đất chưa nhất quán, có nhiều điểm chưa hợp lý gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật dân sự nói chung và áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật nói riêng. Trong điều kiện đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, có hệ thống về tố tụng dân sự trong đó quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật các quy định về thừa kế theo pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 29 - 30)