Xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án về phân chia d

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 88 - 92)

cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Hoạt động của các cơ quan tư pháp, các tổ chức bổ trợ tư pháp như Luật sư, Giám định, Công chứng, Hộ tịch không trực tiếp quyết định các bản án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về lĩnh vực này. Trong hoạt động áp dụng pháp luật về xét xử các tranh chấp về di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao các cơ quan bổ trợ tư pháp đã bổ sung, cung cấp tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án. Các chứng cứ, tài liệu của các cơ quan bổ trợ tư pháp đều được xem xét, thẩm tra, đánh giá và có giá trị chứng minh tại phiên toà khi tiến hành xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp kém hiệu quả,, khơng chính xác, khơng kịp thời sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ và xác định sự thật của vụ án tại phiên tồ phúc thẩm.

Chính vì vậy, trong các nội dung cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đang tiến hành đều đề cập đến việc củng cố và nâng cao hoạt động của các cơ quan và tổ chức bổ trợ tư pháp với những bước đi thích hợp.

Bên cạnh đó việc mở rộng tranh tụng, việc hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp như luật sư, cơng chứng, giám định, thừa phát lại có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm bớt gánh nặng cho Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ. Ngồi ra, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên trong xã hội, bởi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khơng những góp phần hình thành ở người dân thái độ, ý thức chấp hành pháp luật, mà còn giúp họ biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, khi ý thức pháp luật của các đương sự được nâng cao thì họ sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, giảm dần sự ỷ lại vào Tồ án, do đó Thẩm phán sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn vị trí, vai trị là người trọng tài để đưa ra phán quyết khách quan, chính xác. Khơng những thế, ý thức pháp luật của người dân được nâng lên sẽ góp phần phát huy được vai trò giám sát của họ đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán, khiến cho Thẩm phán phải có trách nhiệm hơn đối với bản án, quyết định của mình.

Kết luận chương 3

Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là bằng đường lối xét xử, bằng phương hướng đổi mới và tổ chức và hoạt động của Toà phúc phẩm Toà án nhân dân tối cao sao cho ngày càng có hiệu quả hơn và chất lượng áp dụng pháp luật ngày càng tốt hơn. Cùng với việc coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với hoạt động xét xử các tranh chấp về phân chia di sản thừa kế

theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là những giải pháp cơ bản để đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp trong bối cảnh hiện nay là nhằm góp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.

Trong những năm qua, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã có những cố gắng trong việc áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật của vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự không được thực hiện đầy đủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả xét xử. Hoạt động của Toà án chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Việc nhận diện đúng các nguyên nhân là cơ sở quan trọng để Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Trong thể chế tư pháp nào, ở lĩnh vực tố tụng nào (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự hay tố tụng hành chính), Tịa án cũng là cơ quan tiến hành tố tụng trung tâm. Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như quan niệm về quyền tư pháp, đặc thù của hoạt động xét xử, đặc điểm của tố tụng dân sự nói chung và tính chất của xét xử phúc thẩm vụ án chia di sản thừa kế nói riêng.

2. Trong thực tiễn xét xử phúc thẩm vụ án phân chia dia sản thừa kế theo pháp luật, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao về cơ bản đã thực hiện tốt hoạt động áp dụng pháp luật của mình; tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều bất cập, tồn tại trong việc áp dụng các quy định pháp luật vào từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở chỉ ra những bất cập, tồn tại luận văn cũng chỉ ra các nguyên nhân của chúng.

3. Luận văn đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại đó và tiếp tục hồn thiện pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án chia di sản thừa kế theo pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án. Các kiến nghị được đặt trong tổng thể các biện pháp thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã đề ra, với các phương hướng cơ bản là: hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp luật về thừa kế theo pháp luật; nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán; Coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế. Ngồi ra, có một số kiến nghị về các biện pháp tổ chức, cán bộ và các điều kiện khác đảm bảo khác để Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cáo mang lại kết quả cao trong hoạt động áp dụng pháp luật của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)