Việc áp dụng pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật về cơ bản đã sửa chữa được những sai sót về đường lối xét xử của tồ án cấp sơ thẩm, góp phần tích cực vào việc đảm bảo chất lượng trong hoạt động xét xử của tồ án. Bên cạnh đó, Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao cịn chỉ ra những sai sót trong các bản án sơ thẩm về áp dụng pháp luật, về thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tồn tại tình trạng bản án phúc thẩm của Tồ phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do những nguyên nhân chủ quan từ phía những người áp dụng pháp luật. Điều đó cho thấy chất lượng xét xử phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần phải có sự cận trọng, tỉ mỉ và chính xác hơn khi cải sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm.
Cơng tác xét xử phúc thẩm của Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao nhìn chung cịn chậm biểu hiện qua số lượng vụ án tồn đọng hàng năm và số vụ án tồn đọng quá hạn xét xử vẫn cịn. Đó là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho số lượng vụ án thụ lý theo trình tự phúc thẩm của năm sau cao hơn năm trước.
Trong quá trình áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tồn tại tình trạng một số bản án phúc thẩm có những sai sót như: viết sai số án của bản án sơ thẩm, khi nghị án phúc thẩm không lập biên bản để lưu
trong hồ sơ vụ án, số liệu giữa biên bản nghị án và bản án khơng chính xác… điều này chứng tỏ một số thẩm phán chưa đề cao trách nhiệm trong việc rà sốt lại bản án trước khi đóng dấu. Những sai sót đó cho dù là nhỏ nhưng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử và sẽ ảnh hưởng đến công tác thi hành án.
Nghiên cứu tình hình giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật tại Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trong những năm gần đây, cho thấy rằng việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế thường bị kéo dài. Tỷ lệ án sơ thẩm bị toà án cấp phúc thẩm sửa án; thậm chí huỷ án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại hoặc huỷ án và đình chỉ giải quyết vụ án cịn cao. Tỷ lệ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị tương đối lớn. Các tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà, đất; liên quan đến nhiều người được hưởng di sản mà họ ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí làm ăn sinh sống ở nước ngoài, ngày càng nhiều và hết sức phức tạp. Cơ quan toà án các cấp phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức nhưng vụ án vẫn không sớm được giải quyết dứt điểm.