Các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 74 - 77)

về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao

Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp. Do vậy, hoạt động của Toà án nhân dân cũng như hoạt động của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về cải cách tư pháp trong những năm tới. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu lực và hiệu quả cao.

Nghị quyết 49-NQ/TW xác định rõ Tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động

trọng tâm. Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ phải "phân định rõ thẩm quyền quản lý hành

chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình". Đây là nhiệm vụ được Nghị quyết đặt ở vị trí ưu tiên thực hiện ngay từ năm 2005 đến năm 2010. Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu cần phải:

Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp [2]. Đảng lãnh đạo Nhà nước trên cả ba phương diện: tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng đạt chất lượng cao và ln đúng phương hướng vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trong việc giải quyết các tranh chấp về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật khơng có nghĩa là tổ chức Đảng, Đảng viên can thiệp vào hoạt động áp dụng pháp luật, quyết định thay cho Toà án. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là bằng đường lối xét xử, bằng phương hướng đổi mới và tổ chức và hoạt động của Toà phúc phẩm Toà án nhân dân tối cao sao cho ngày càng có hiệu quả hơn và chất lượng áp dụng pháp luật ngày càng tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ ngành tồ án nói chung và cán bộ Tồ phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải nâng cao tinh thần, bản lĩnh chính trị, ý thức pháp luật trong suốt q trình thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo sự đồn kết nhất trí trong các tổ chức đảng tại các đơn vị của Toà án nhân dân tối cao là đòi hỏi quan trọng. Tổ chức đảng trong cơ quan Toà án nhân dân tối

cao phải coi trọng công tác lãnh đạo giáo dục về tư tưởng cho các đảng viên, cán bộ toà án. Hiện nay ở Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh đều có ban cán sự Đảng để lãnh đạo tồn diện các mặt cơng tác của toàn ngành cũng như của từng đơn vị. Những chủ trương lớn của Đảng đều được Toà án nhân dân tối cao quán triệt một cách nghiêm túc. Trên cơ sở những chủ trương đó, Ban cán sự Đảng của Toà án nhân dân tối cao đề ra các chương trình và kế hoạch hoạt động cụ thể có hiệu quả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện đối với các mặt cơng tác của Tồ án, đặc biệt là công tác xét xử và công tác cán bộ. Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã thực hiện chế độ báo cáo cấp uỷ đảng để xin để xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ đảng về định hướng công tác của đơn vị. Các cấp uỷ đảng cho ý kiến chỉ đạo việc giải quyết những vụ án phức tạp liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế theo pháp luật. Các cấp uỷ đảng luôn chăm lo công tác cán bộ của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, nhất là công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, tuyển chọn thẩm phán, bố trí cán bộ tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm. Cấp uỷ đảng toà án nhân dân tối cao, định hướng giới thiệu các đồng chí đảng viên đủ tư cách, trình độ, năng lực, uy tín, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị tham gia cấp uỷ, giữ chức vụ lãnh đạo của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.

Thực hiện đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các Toà án theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị (khố IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010 và việc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết này trên các mặt cơng tác của Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao trong những năm qua được tăng lên. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã có nhiều cố gắng để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật theo trình tự phúc thẩm. Tình trạng để các vụ án tranh chấp về di sản thừa kế theo pháp luật ở Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao kéo dài đã được giảm thiểu.Trong thời gian tới Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần tập trung hoàn thành các nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết số 08, chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện đang triển khai như

nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm đối với các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải được thực hiện một cách toàn diện, chặt chẽ cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, từ quá trình xây dựng chủ trương, đường lối, quan điểm đến việc chỉ đạo thực hiện chủ trương, quan điểm đó. Khắc phục tình trạng cấp uỷ bng lỏng lãnh đạo hoặc cấp uỷ can thiệp vào hoạt động áp dụng pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, cán bộ Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thoát ly sự lãnh đạo của tổ chức Đảng hoặc thiếu tính chủ động, ỷ lại vào cấp uỷ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Đảng và Đảng viên trong ngành toà án nói chung và trong Tồ án nhân dân tối cao trong đó có Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao. Khơng ngừng tăng cường công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo bố trí sử dụng cán bộ trong Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam ppt (Trang 74 - 77)