Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 96)

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Mặc dù công nghệ thông tin hiện đại hóa và tự động hóa ở trình độ cao, nhưng con người vẫn là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển vững mạnh của Techcombank.

Trong khuôn khổ các chiến lược phát triển ngân hàng lên một tầm cao mới, các chính sách về đào tạo, phát triển nguồn lực tại Techcombank cũng được hội đồng quản trị, ban điều hành đặc biệt quan tâm và được thể hiện bằng một loạt dự án nhân sự bắt đầu từ năm 2010, một trong các dự án quan trọng nhất là xác định giá trị nhân viên (Employee Value Proposition), qua đó xây dựng các chương trình lương và phúc lợi phù hợp để cán bộ nhân viên có thể gắn bó làm việc lâu dài và từng bước xây dựng hình ảnh về một Techcombank - nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. William Mercer là tổ chức được chỉ định thực hiện dự án trên nguyên tắc tìm giải pháp và tư vấn cho Techcombank một thang bảng lương mới, để có thể thúc đẩy hơn nữa hiệu suất lao động nhằm mang lại thặng dư cho Ngân hàng, cho phép giữ chân người tài làm việc tại Techcombank và có thể tuyển dụng các vị trí quản lý cao cấp với chất lượng tốt nhất từ bên ngoài hiện đang làm việc tại các ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính uy tín tại Việt Nam. Các dự án đánh giá năng lực nhân viên qua các chỉ số năng lực (KPIs), dự án đào tạo 100 nhà lãnh đạo trẻ, dự án đãi ngộ người tài cần được triển khai xuyên suốt.

Bên cạnh đó, Techcombank cần tiếp tục triển khai một cách đồng bộ các chương trình đào tạo, phát triển và quản lý tài năng. Song song với tổ chức các khóa đào tạo nội bộ, cần mở rộng các khóa đào tạo bên ngoài thông qua các chương trình liên kết, tài trợ các trường đại học và trung tâm đào tạo.

Riêng đối với cán bộ tín dụng và khối quản trị RRTD, cần có sự phối hợp với các chuyên gia và đối tác nước ngoài trong quá trình làm việc và hợp tác để tư vấn và trao đổi các kinh nghiệm về đo lường, phân tích, đánh giá rủi ro cũng như các kiến thức về chuẩn mực Basel. Ngoài các khóa đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng cho nhân viên, Techcombank cần chú trọng hướng dẫn các cán bộ nhân viên của mình

sử dụng tốt phần mềm công nghệ hiện đại trên T24, áp dụng thành thạo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được tích hợp trên phần mềm GLOBUS. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức là một nhân tố quan trọng trong hoạt động tín dụng. Vì thế, Techcombank cần yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong công việc từ việc thực hiện đúng các quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay cũng như xử lý nợ.

Techcombank cũng cần tiếp tục xây dựng “chiến lược nhân sự” trung và dài hạn cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển, có khả năng đón đầu phát triển hệ thống NHTM cũng như thị trường tài chính thế giới. Xây dựng một đội ngũ nhân viên kế cận đủ đức đủ tài là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong chiến lược của Techcombank.

Kết luận chương III :

Mặc dù hiện nay NHNN chưa có một lộ trình cụ thể về áp dụng chuẩn mực Basel I, II cho hệ thống NHTM Việt Nam nhưng với sự cố gắng, nỗ lực đưa ra các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn các NHTM bước đầu thực hiện theo các quy định của chuẩn mực cũng như tăng cường vai trò thanh tra giám sát của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam thời kỳ hội nhập, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế pháp luật, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin cũng như vấn đề con người nhằm áp dụng các chuẩn mực Basel, chứng tỏ sức của các NHTM khi vươn mình ra biển lớn.

Nằm trong hệ thống các NHTM Việt Nam, Techcombank hiện đang là một những ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam với lợi thế về công nghệ, đối tác chiến lược và nhân sự. Techcombank cần tận dụng các lợi thế của mình, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, đưa chuẩn mực Basel áp dụng vào quản trị rủi ro trên toàn hệ thống để nâng cao sức đề kháng của ngân hàng trước các cú sốc tài chính hay những khó khăn của nền kinh tế mang lại, đạt được mục tiêu ngân hàng tốt nhất Việt Nam vào năm 2014.

KẾT LUẬN

Như vậy, việc áp dụng chuẩn mực Basel là điều tất yếu đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc. Theo lộ trình áp dụng cho các nước đang phát triển thì sau 2010, Việt Nam mới áp dụng chuẩn mực Basel II, tuy nhiên các ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng chuẩn mực Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

Ngân hàng nhà nước đã tập trung cải tổ hệ thống thanh tra giám sát, đưa ra các quy định chặt chẽ về hoạt động của tổ chức tín dụng theo trụ cột thứ hai về giám sát ngân hàng của Basel II. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã nâng cao

năng lực tài chính, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại bên cạnh nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tăng chất lượng tài sản, đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu và các quy tắc quản trị rủi ro tín dụng. Techcombank cùng với sự tư vấn của HSBC hiện là ngân hàng đi đầu trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu, tăng cường giám sát nội bộ cũng như minh bạch thông tin. Dựa trên những phân tích đưa ra, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đáp ứng được các quy định của chuẩn mực Basel I.

Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn mực Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của Techcombank nói riêng và của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung vẫn còn nhiều tồn tại bất cập do các nguyên nhân chủ quan và từ phía khách quan. Tỷ lệ an toàn vốn ở mức thấp so với các nước trên thế giới, thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước chưa đáp ứng được 25 nguyên tắc của Basel II, nhất là vấn đề minh bạch thông tin thực sự chưa phát huy được vai trò của thị trường.

Trên cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, tình hình quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel I, II và thực tiễn thị trường tài chính tại Việt Nam, tác giả mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng chuẩn mực Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank để đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam vào năm 2014. Thông qua tình hình trong nước và học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài, ngân hàng nhà nước cần xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc áp dụng chuẩn mực Basel II từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài khóa luận “ Áp dụng chuẩn mực Basel I, II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam : thực trạng và giải pháp”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w