3 Giám sát ngân hàng theo CAMELS là thực hiện giám sát đối với các TCTD theo 6 yếu tố: Đủ vốn (C), Chất lượng tài sản có (A), Quản trị điều hành (M), Khả năng sinh lời (E), Khả năng thanh khoản (L), Sự nhạy
2.2.3.2 Tình hình minh bạch thông tin
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những thông tin về chính sách, tình hình hoạt động, báo cáo kết quả kinh doanh như báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo thường niên được cập nhật trên website của ngân hàng, phát hành ấn phẩm, đăng trên báo chí, truyền hình. Khách hàng và các cơ quan hữu quan có thể theo dõi thông tin cập nhật. Tình hình công bố thông tin của các NHTM đã chuyên nghiệp hơn, các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên được đưa ra một cách chi tiết. Các chỉ số để đánh giá chất lượng RRTD như : cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, dự phòng RRTD, tỷ lệ an toàn vốn,... cũng như cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng, chính sách và định hướng đều đã được thể hiện. Trong đó, BCTN hợp nhất của các NHTM lớn như BIDV, Vietcombak, Sacombank,...được đánh giá cao. BCTC của các ngân hàng này đều được kiểm toán bởi các các công ty kiểm toán có uy tín trên thế giới như: Ernst & Young, KPMJ, Pricewaterhousecooprs,...
Có thể lấy một ví dụ điển hình về minh bạch thông tin là ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo thường niên của ACB tiếp tục nhận được giải thưởng từ “Cuộc bình chọn báo cáo thường niên” năm 2010 do báo Đầu tư chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Dragom Capital phối hợp tổ chức. Đồng thời, ACB cũng đoạt giải “ Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất” do độc giả của báo điện tử tinhanhchungkhoan.vn bình chọn dưới sự thẩm định của HOSE và HNX. Là ngân hàng hàng TMCP đầu tiên niêm yết trên sàn HNX, chủ trương của ACB luôn luôn là minh bạch thông tin. Minh bạch thông tin không đơn thuần là yêu cầu luật định mà một quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. Qua báo cáo thường niên, nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình, hoạt động của ngân hàng sau một năm. Đồng thời qua đó, ACB cũng đưa ra các đánh giá, dự báo về tình hình trong nước và thế giới để nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh nhất. Hơn nữa, trên website của ACB, các cổ đông có thể cập nhật các thông tin bất cứ khi nào qua tài khoản của mình. Như vậy, ACB minh bạch thông tin không chỉ đáp ứng các yêu cầu thanh tra giám sát của NHNN mà còn cho thấy sự tham gia giám sát của cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường.
Ngoài ra, để làm cầu nối giữa khách hàng và các NHTM, sự ra đời của trung tâm thông tin tín dụng trong các năm gần đây hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần minh bạch thông tin, ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng, ngân hàng. Tại Việt Nam, hiện nay đang tồn tại 2 trung tâm TTTD đó là trung tâm TTTD nhà nước (CIC) và trung tâm TTTD tư nhân (PCB). Hoạt động của CIC trong các năm gần đây hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần minh bạch thông tin, ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng, ngân hàng, cụ thể :
Về cơ sở dữ liệu, hiện kho dữ liệu của CIC đã lưu trữ gần 19 triệu hồ sơ khách hàng vay, trong đó hơn 300.000 hồ sơ khách hàng doanh nghiệp và hơn 18 triệu hồ sơ khách hàng vay cá nhân, các hồ sơ này vẫn liên tục được cập nhật, hướng tới mục tiêu năm 2015 đạt khoảng 30 triệu hồ sơ khách hàng vay để cung cấp kịp thời thông tin cho các tổ chức tín dụng
Về chất lượng thông tin: các dữ liệu TTTD về khách hàng và các thay đổi về dư nợ được cập nhật trực tiếp từ các TCTD và thường được thực hiện ngay trong ngày làm việc, do đó thông tin do CIC luôn bảo đảm chất lượng và tính kịp thời.
Về sự đa dạng trong sản phẩm: CIC đang cung cấp gần 30 sản phẩm TTTD được phân loại theo 4 nhóm: Báo cáo TTTD trong nước; Báo cáo TTTD doanh nghiệp nước ngoài; Báo cáo xếp hạng tín dụng và Báo cáo thông tin cảnh báo tín dụng. Hiện nay, mỗi ngày CIC cung cấp khoảng 5.000 đến 6.000 bản báo cáo TTTD cho các đối tượng, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và khắt khe của người sử dụng.
Đối với hoạt động trung tâm TTTD tư nhân: Trong năm 2010, Việt Nam đã
hoàn thành cơ sở pháp lý về hoạt động trung tâm TTTD tư nhân thông qua việc ban hành nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/2/2010 của Chính phủ về hoạt động TTTD và Thông tư số 16/2010/TT-NHNN ngày 24/06/2010 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thi hành nghị định này. Các văn bản pháp luật này đã quy định khá chi tiết về điều kiện, thủ tục hoạt động TTTD tư nhân, các nguyên tắc hoạt động đáp ứng yêu cầu minh bạch về thông tin, các quy định về bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay và hoạt động thanh tra giám sát hoạt động TTTD. Việc xuất hiện của trung tâm TTTD tư nhân sẽ góp phần hoàn thiện kho dữ liệu TTTD quốc gia. Bởi
kho dữ liệu của CIC chủ yếu là thông tin về dư nợ và lịch sử quan hệ tín dụng, tình trạng tài sản bảo đảm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp khách hàng vay do các TCTD cung cấp. Các thông tin về tín dụng thương mại, mua bán hàng trả chậm, trả góp; tình hình thanh toán các nghĩa vụ nợ, hoá đơn điện, nước hoặc các giao dịch khác có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê… còn khá hạn chế.
Ngày 4/11/2010, Ngân hàng thế giới WB và công ty Tài chính quốc tế đã công bố báo cáo môi trường kinh doanh năm 2011. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 78 trong tổng số 183 nền kinh tế trên thế giới về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, tăng 10 bậc so với năm 2010. Trong đó, việc minh bạch hóa thông tin tín dụng ngân hàng được đánh giá cao thông qua các quy định về bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay và tính đầy đủ của thông tin tín dụng, hoạt động tín dụng của Việt Nam được xếp thứ 15.
Bảng 2.4 : Báo cáo của WB về chỉ tiêu hoạt động TTTD của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Mức độ của quyền lợi theo luật
định (thang điểm từ 0-10) 6 8 8
Độ đầy đủ của TTTD
(thang điểm từ 0-6) 3 4 5
Độ phủ của đăng ký công
(tỷ lệ % người trưởng thành) 9,2 19,0 26,4
Độ phủ của đăng ký tư nhân
(tỷ lệ % người trưởng thành) 0,0 0,0 0,0
Nguồn : Phạm Công Uẩn, 2010
Tóm lại : Qua những trình bày trên về tình hình áp dụng chuẩn mực Basel I, II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam cho thấy rằng NHNN và các NHTM hiện nay đã đặt quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu cho sự phát triển an toàn và bền vững. Vì thế, tỷ lệ an toàn vốn; phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cũng như mô hình quản trị rủi
ro ngày càng tiếp cận với thông lệ quốc tế, mà cụ thể là Basel II. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể là :
Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn của Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp mặc dù theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam hiện hành (VAS) thì các NHTM Việt Nam đã đạt chuẩn Basel II, tuy nhiên nếu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IFRS thì vẫn còn chênh lệch. Có thể lấy ví dụ cụ thể từ ngân hàng Đầu tư và phát triển, nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế thì CAR vẫn chưa đạt mức tối thiểu của chuẩn mực Basel II.
Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ an toàn vốn của BIDV từ năm 2005 đến 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009
Thứ hai, việc xây dựng hệ thống XHTDNB, từ đó thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo điều 7 QĐ 493 vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Hiện nay mới chỉ có 3 ngân hàng phân loại nợ theo điều 7 đó là BIDV, Vietcombank và Agribank. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là các NHTM Việt Nam vẫn chưa đủ sức mạnh tài chính, bên cạnh đó là các quy định của NHNN về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập. NHNN chưa chuẩn hóa nội dung hướng dẫn cho các NHTM trong công tác giám sát và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng. Hệ thống XHTDNB của mỗi ngân hàng dựa trên các tiêu chí khác nhau, không có sự đồng bộ nhất quán.
Như đã phân tích, mặc dù các chỉ số an toàn về vốn hay nợ xấu của Việt Nam mà các ngân hàng đưa ra hầu hết đều đạt theo chuẩn mực Basel I, II và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, đó là tính theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam, mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế. Bởi vì nếu theo tiêu chuẩn quốc tế IAS 39, các ngân hàng phải tiến hàng định khoản vay theo giá trị nợ của nó cho đến khi có những bằng chứng khách quan về sự sụt giảm giá trị của các khoản tín dụng. Cũng theo IAS 39, bằng chứng khách quan bao gồm 3 nội dung chính là sự khó khăn tài chính của những người đi vay, sự phá vỡ hợp đồng và khả năng phá sản cao. Nếu như giá trị các khoản tín dụng sụt giảm thì phải tiến hành định giá lại các khoản vay về thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo quy định của 493, nếu thực hiện theo điều 6, về bản chất không đúng như quỹ dự phòng RRTD vì việc dự phòng thì nên trích trước khi các khoản vay xảy ra rủi ro chứ không phải khi các khoản nợ đã quá hạn. Còn nếu thực hiện theo điều 7 thì khó khăn trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng và phụ thuộc vào định giá tài sản đảm bảo, việc trích lập dự phòng cũng chưa sử dụng lãi suất thực tế để xác định dòng tiền chiết khấu như IAS 39.
Thứ ba, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN vẫn chưa hoàn thiện. Các quyết định liên quan đến hoạt động giám sát NHTM còn nhiều hạn chế. Hoạt động giám sát của NHNN vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Ngoại trừ các nguyên tắc từ 12-16 là quy định về các loại rủi ro khác thì các nguyên tắc về giám sát chung và về RRTD thì mới chỉ đáp ứng được nguyên tắc 4,5,6,10 17 (cụ thể xem phần phụ lục II).
Thứ tư, các văn bản pháp luật của NHNN cũng mới chỉ yêu cầu bắt buộc các NHTM công khai báo cáo tài chính hoặc kết quả kinh doanh, chưa quy định công khai cơ cấu vốn, các nguy cơ nhiễm rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro như quy định tại trụ cột thứ 3 của Basel II. Các NHTM Việt Nam hiện giờ mới chỉ tiến hành công bố thông tin theo những quy định của Việt Nam, chưa đáp ứng được yêu cầu của trụ cột 3 kỷ luật thị trường của Basel II. Các chỉ số đưa ra chưa phản ánh đúng thực chất tình hình tín dụng, hầu như các báo cáo chỉ để NHNN kiểm tra, chưa có sự tham gia kiểm soát thực sự của khách hàng, của thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động của các trung tâm TTTD chưa tạo ta một môi trường TTTD đầy đủ cho chính các
ngân hàng và nhà đầu tư. Vì thế, vấn đề minh bạch thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của Basel II.