Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BASEL I, II VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý

Mặc dù NHNN chưa ban hành một lộ trình cụ thể cho việc áp dụng các quy định của chuẩn mực Basel I, II nhưng dựa trên tình hình thực tế, NHNN đã ban hành nhiều văn bản dưới luật hướng tới tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam.

Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD)

Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 25/5/2010 của NHNN Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Các quy định của thông tư 13 phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu cao hơn đối với TCTD nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng lớn, hoạt động chuyên nghiệp và có trình độ quản lý hiện đại, quản trị rủi ro tốt thì sẽ không khó khăn gì để thực hiện, chỉ có các ngân hàng nhỏ, trình độ quản trị còn hạn chế thì sẽ gặp những khó khăn nhất định. Bởi

vậy, NHNN Việt Nam chính thức ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13. Theo đó :

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu : Các TCTD trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng. Trong đó: vốn tự có bao gồm tổng vốn cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản phải trừ khi tính vốn tự có (100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định và 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật). Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có”. Hệ số rủi ro gồm 6 nhóm : 0%, 20%, 50%,100%,150%, 250%.

Giới hạn tín dụng đối với khách hàng: Các NHTM phải tuân theo giới hạn tín dụng: tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có. Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có.

Tỷ lệ về khả năng chi trả: Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động: Các ngân hàng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác và không được vượt quá tỷ lệ 80%. Theo đó nguồn vốn huy động được mở rộng, gồm tiền gửi của kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng và 25% tiền gửi không kỳ hạn của

các tổ chức kinh tế. Theo quy định cũ, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế không được tính vào nguồn vốn huy động.

Sau khi thông tư 13 và thông tư 19 được ban hành và có hiệu lực, có những ý kiến cho rằng các quy định quá khắt khe. Tuy nhiên, nếu so sánh các tỷ lệ được quy định với chuẩn mực Basel và phiên bản mới nhất là Basel III, thể hiện sự quyết tâm của NHNN hướng các tổ chức tín dụng nói chung cũng như hệ thống ngân hàng nói riêng tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế, tăng cường sức mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam trong hội nhập.

Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, được sửa đổi bổ sung bằng quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, tất cả các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, bù đắp những tổn thất với các khoản nợ của TCTD. Theo quy định 493, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo hai cách :

 Cách 1: Quy định tại điều 6, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm, căn cứ dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ.

 Cách 2 : Quy định tại điều 7, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm, căn cứ trên hệ thống XHTDNB và chỉ được thực hiện khi được NHNN chấp thuận. Căn cứ trên hệ thống XHTDNB, tổ chức tín dụng trình NHNN chính sách dự phòng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi NHNN chấp thuận bằng văn bản.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%. Trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực thi hành, TCTD phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung.

Việc phân loại nợ theo điều 6 chỉ dựa trên khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ. Tuy nhiên, tiềm ẩn rủi ro cao do nếu nợ đã quá hạn nhưng vì lí do nào đó mà được gia hạn, hoặc nợ vẫn là trong hạn nhưng khách hàng làm ăn kém hiệu quả, gần như không có khả năng trả được nợ, đều ko đựơc trích lập dự phòng, nguy cơ gặp RRTD cao. Trong khi đó, để thực hiện phân loại nợ theo điều 7, các ngân hàng phải xây dựng thành công hệ thống XHTDNB đối với khách hàng. Nó không

chỉ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn mà còn là công cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng dựa trên hệ thống thông tin lưu trữ về khách hàng. Quy định này cũng cho thấy rằng NHNN đã từng bước ứng dụng phương pháp IRB của Basel II khi gắn kết phân loại nợ với hệ thống XHTDNB.

Quy định về vốn cho vay kinh doanh chứng khoán

Theo chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, được sửa đổi bổ sung bằng quy định 03/2008/QĐ- NHNN, NHNN yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Yêu cầu các ngân hàng phải ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay chứng khoán làm cơ sở cho việc thanh tra, giám sát hoạt động cho vay; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN; có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5%; thực hiện hạch toán, thống kế chính xác, báo cáo đúng thời hạn các khoản chovay

 Hệ số rủi ro của các khoản cho vay vay chứng khoán để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu là 250% (trước đây là 150%).

 Tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD thay cho quy định không được vượt quá 3% trên tổng dư nợ trong chỉ thị 03/2007/CT- NHNN

Quy định về vốn cho vay kinh doanh vàng

Ngày 29/10/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD đối với khách hàng. Việc huy động và cho vay vốn bằng vàng được áp dụng theo quy định của NHNN về phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD, cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Theo đó, về loại vàng mà TCTD có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động và cho vay là vàng miếng theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng; TCTD chỉ được huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, cho vay vốn bằng vàng để

sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức (không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng. Ngoài ra, thông tư cho phép TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Để giảm thiểu rủi ro, thông tư quy định các TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành. Đồng thời, TCTD phải niêm yết công khai các mức lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng.

Như vậy, cùng với hai luật Ngân hàng : Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010, các quy định nêu trên của NHNN đã hội tụ những tinh hoa của thế giới về lĩnh vực ngân hàng được Việt Nam học tập và đúc kết. Những văn bản này chính là nền tảng cho việc triển khai dần các nội dung của chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w