Công tác kiểm tra giám sát nội bộ

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BASEL I, II VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

2.2.2.1Công tác kiểm tra giám sát nội bộ

Như đã phân tích, mô hình quản trị rủi ro tín dụng đã dần hiện đại hóa và phân cấp rõ ràng, điều này tạo điều kiện cho công tác kiểm tra giám sát nội bộ nghiêm túc và kịp thời nhất. Mô hình quản lý rủi ro tập trung tại hội sở đang được các ngân hàng nước ngoài áp dụng, cũng được các ngân hàng Việt Nam học hỏi như Argribank, MB, Vietcombank,.... Đồng thời, bộ máy quản trị RRTD còn thường xuyên giám sát, xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, xây dựng danh mục đầu tư. Ủy ban giám sát nội bộ thường xuyên thanh tra và báo cáo lên hội đồng quản trị, ban giám đốc. Một khi các khoản tín dụng được tập trung, theo dõi một cách hệ thống thì những sai sót xảy ra sẽ ngay lập tức được xử lý, giảm rủi ro tín dụng và tổn thất. Cụ thể ở một số ngân hàng như sau :

Ngân hàng Quân Đội : Hoạt động quản lý tín dụng MB được xây dựng theo ngành dọc, ngày càng hiệu quả trong thẩm định và kiểm soát chất lượng các khoản vay, cơ cấu nợ. Việc đo lường và định dạng các RRTD được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ hội sở đến tất cả các điểm giao dịch. Ngay từ năm 2003, MB đã bắt đầu công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Đứng trước nhu cầu phải đáp ứng nhu cầu hội nhập, với sự hỗ trợ và tư vấn của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam, trong năm 2007, MB đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và đưa vào thử nghiệm từ tháng 3/2008. Hệ thống XHTDNB của MB thực hiện xếp hạng toàn bộ các khách hàng vay vốn trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu, bao gồm chỉ tiêu định tính và định lượng với các trọng số cho từng nhóm chỉ tiêu phù hợp với ngành, quy mô và lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống này còn bổ

sung chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra được các báo cáo theo yêu cầu quản trị. Việc đo lường và định dạng các RRTD được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ hội sở tới tất cả các điểm giao dịch. Công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ với chức năng giám sát rủi ro cũng ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả trên quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được ban hành.

 Ngân hàng BIDV: Với mô hình tổ chức được chia thành 4 khối chính là khối ngân hàng bán buôn, khối bán lẻ và mạng lưới, khối vốn và kinh doanh vốn, khối quản lý rủi ro. Trong khối quản lý rủi ro được chia thành các ban quản lý rủi ro tín dụng, ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường, ban quản lý tín dụng. Năm 2008, BIDV đã chuyển đổi thành công và toàn diện mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng và quản trị rủi ro theo mô hình chuẩn của một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đây là kết quả của việc triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật TA2 do ngân hang thế giới tài trợ.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 50)