Những sửa đổi của hiệp ước Basel II so với Base l

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

e. Các yêu cầu minh bạch về rủi ro tín dụng

1.3.1.3 Những sửa đổi của hiệp ước Basel II so với Base l

Thứ nhất, thay đổi cách tính ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ vốn tối

thiểu. Basel II vẫn qui định mức vốn anh toàn tối thiểu là 8% nhưng mẫu số bao gồm cả ba loại rủi ro: RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Như vậy công thức tính tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu đã được điều chỉnh để nhạy cảm với rủi ro hơn.

Thứ hai, việc không áp dụng duy nhất một phương pháp, một hệ thống

đánh giá duy nhất cho tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau là thay đổi quan trọng nhất của Basel II. Do đó, có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn, và cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Điều này giúp các ngân hàng linh hoạt hơn trong công tác quản trị rủi ro, thích ứng tốt hơn trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập như hiện nay.

Thứ ba, phương pháp chuẩn của Basel II phân định các mức rủi ro trên

cơ sở xếp hạng, do đó yêu cầu vốn tối thiểu sẽ nhạy cảm hơn với các kết quả xếp hạng và đánh giá nội bộ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, Standard & Poor’s,...Theo đó, các trọng số rủi ro tín dụng theo Basel II được chia thành 5 loại: 0%, 20%, 50%, 100%,150 % hoặc cao hơn với những loại rủi ro cao; linh động hơn rất nhiều so với Basel I.

Thứ tư, nguyên tắc của trụ cột thứ hai đã tăng tính tự quyết của các cơ

quan giám sát, khiến cho bộ phận này có trách nhiệm và quyền hạn trong công việc của mình, từ đó tăng hiệu quả giám sát ngân hàng.

Thứ năm, về kỹ thuật giảm RRTD: trong khi Basel I chỉ hỗ trợ và đảm

bảo, Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting).

Tuy nhiên, Basel II vẫn mang nhiều hạn chế đó là: công thức tính toán phức tạp và đòi hỏi chi phí lớn, vẫn còn thiếu các yêu cầu vốn về rủi ro thanh khoản và quá tin cậy vào kết quả của các cơ quan xếp hạng tín dụng.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w