Định hướng của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 78)

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.2Định hướng của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Với mục tiêu đưa Techcombank trở thành “Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam” vào năm 2014 ,bên cạnh đối tác ngân hàng chiến lược mới nâng tỷ lệ sở hữu trong Techcombank lên 20% là HSBC, trong năm 2009, Techcombank đã quyết định kết hợp tiếp theo với một đối tác quan trọng khác là McKinsey, một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Cùng với đối tác tư vấn chiến lược này, Techcombank đã xây dựng một chiến lược phát triển kinh

doanh 5 năm mới (giai đoạn 2009 – 2014) và bắt đầu thực hiện một chương trình chuyển đổi toàn diện cho phép ngân hàng không chỉ đối phó được với những thách thức mà còn phát huy được những ưu thế vốn có, tận dụng thành công những cơ hội lớn mạnh mà môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thông qua việc thực hiện chương trình chuyển đổi này, Techcombank đã có những điều chỉnh quan trọng về trọng tâm chiến lược phát triển kinh doanh, cấu trúc tổ chức bộ máy, hệ thống nền tảng chính sách, quy trình, hạ tầng công nghệ, giá trị, văn hóa doanh nghiệp và nhân viên. Năm 2010, Techcombank đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để phát triển các nền tảng cơ bản theo tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại nhằm tạo đà cho sự phát triển nhanh và mạnh ở những năm kế tiếp. Năm 2010 cũng là năm khó khăn của nền kinh tế trong nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng như lãi suất tăng cao, đồng Việt Nam mất giá mạnh, lạm phát tăng cao đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy vậy, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 2.744 tỷ đồng, đứng vị trí thứ hai trong khối ngân hàng cổ phần, chỉ sau ngân hàng Á Châu.

Năm 2011 là năm bứt phá trong chiến lược phát triển của Techcombank hướng tới mục tiêu đạt được vị thế ngân hàng TMCP số 1 Việt Nam. Trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài chưa cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và nhờ lợi thế tương đối về xuất phát điểm của Techcombank so với đối thủ cạnh tranh trong nước, Techcombank sẽ có điều kiện rà soát mọi lĩnh vực hoạt động của mình, từ các quy trình, quy chế, nguồn lực tới chiến lược kinh doanh để thực sự bứt phá. Một số mục tiêu tài chính được đặt ra như tổng tài sản là 182.000 tỷ VNĐ (tăng 21%), nguồn vốn huy động 140.000 tỷ VNĐ, tỷ lệ ROA : 2,0%, tỷ lệ ROE : 25%,...trong đó dư nợ cho vay khách hàng trong tổng dư nợ tín dụng sẽ được điều chỉnh trên nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng lĩnh vực phi sản xuất. Và để đạt được mục tiêu tài chính cụ thể nêu trên nhằm đảm bảo tiếp tục tăng trưởng dài hạn, bền vững, Techcombank đẩy mạnh củng cố và đầu tư vào các hoạt động phi tài chính bao gồm:

• Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền tảng công nghệ, mô hình kinh doanh, quy trình quy chế, hệ thống thông tin quản trị phù hợp với tình hình thị trường và cơ cấu tổ chức mới.

• Thu hút, khuyến khích và phát triển mạnh mẽ lực lượng nhân sự, hướng tới xây dựng Techcombank trở thành môi trường làm việc hấp dẫn nhất Việt Nam.

• Tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ và hướng đến các chuẩn mực quốc tế nhằm khai thác hiệu quả các phân khúc thị trường mà Techcombank tập trung.

• Nâng cao hơn nữa việc đảm bảo an toàn hoạt động thông qua hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ.

• Tiếp tục phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động của Ngân hàng một cách bền vững.

Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đặc biệt là trong công tác quản trị RRTD, Techcombank đã đưa ra các chỉ tiêu và phương hướng hoạt động cho khối quản trị rủi ro đáng chú ý là công tác giám sát tín dụng, bộ phận kiểm toán và kiểm soát tuân thủ cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2011 giảm xuống mức 2,04% (năm 2010 là 2,3 %), tỷ lệ an toàn vốn là 10,4 %, cải thiện công tác tái thẩm định nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, qua đó hỗ trợ các đơn vị trong việc kiểm soát rủi ro trước khi cho vay. Liên tục cập nhật, sửa đổi các chính sách văn bản tín dụng cho phù hợp với môi trường kinh doanh, pháp lý và chuẩn mực quốc tế. Ngoài mục tiêu hiện đại hóa công tác quản trị rủi ro, Techcombank còn tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác kiểm soát RRTD theo chuẩn mực Basel, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là khối quản trị RRTD cần nắm vững các quy định của chuẩn mực Basel. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị (MIS), phân tích và kiểm soát ngân sách, kế hoạch tài chính, phân tích kinh doanh và đánh giá kết quả hoạt động nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin.

Các chương trình hợp tác với cổ đông chiến lược HSBC cũng như chương trình chuyển đổi chiến lược với sự hỗ trợ của các nhà tư vấn McKinsey sẽ tạo nền

tảng giúp Techcombank điều chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng toàn diện để đạt được mục tiêu và tầm nhìn nói trên.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 78)