Tình hình thực hiện các yêu cầu vốn tối thiểu

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BASEL I, II VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

2.2.1.2Tình hình thực hiện các yêu cầu vốn tối thiểu

Tình hình thực hiện tỷ lệ an toàn vốn

Khối NHTM nhà nước

Với nỗ lực thực hiện đề án cổ phần hóa NHTM nhà nước, chỉ số CAR khối NHTM nhà nước ngày càng được nâng cao. Nếu tính trước năm 2006 thì tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng này hầu như không đạt mức 8% đến nay đều đạt trên mức quy định trong chuẩn mực Basel II.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank và Vietinbank năm 2004 -2010

Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và tỷ lệ an toàn vốn CAR. Tuy nhiên, khối NHTM nhà nước vẫn còn rất chật vật để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của mình. Chỉ số CAR của Vietcombank năm 2010 chỉ vừa đủ 9%, còn Vietinbank chưa đáp ứng được quy định mới của NHNN tại thông tư 13 với lý do tiến độ tăng vốn của cổ đông nước ngoài chưa đạt như kế hoạch. Đến ngày 10/3/2011 sau khi công ty Tài chính quốc tế hoàn tất thủ tục tăng vốn, hệ số CAR của Vietinbank đã đạt mức > 9% (Báo cáo thường niên 2010 của Vietinbank).

 Khối NHTM cổ phần : Tỷ lệ an toàn vốn của nhiều ngân hàng TMCP đã vượt mức 8% trong nhiều năm liền, trong đó điển hình là ACB, Sacombank, Eximbank.

Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ an toàn vốn của một số ngân hàng TMCP từ năm 2005 đến

2010

Nguồn : Báo cáo thường niên ACB, Sacombank, Eximbank từ 2005 đến 2010

Theo các con số đã nêu ra, chỉ số CAR của các NHTM Việt Nam đều đã đạt trên 8% theo yêu cầu của cả Basel I và II. Đảm bảo hệ số an toàn về vốn chứng tỏ sức mạnh của các ngân hàng đã được tăng lên đáng kể.

Mô hình quản trị RRTD đã có những thay đổi dần phù hợp với quy định của chuẩn mực Basel

Dưới sự giúp đỡ của ngân hàng thế giới (WB), cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA), ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về các dự án nâng cao năng lực ngân hàng Việt Nam, mô hình quản trị rủi ro đã có nhiều thay đổi tích cực. Đó là: hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch với sự phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Phân tách bộ phân tín dụng thành từng bộ phận chuyên môn khác nhau như bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp. Chuyển đổi mô hình quản trị theo chiều ngang sang mô hình chiều dọc, theo nguyên tắc quản lý tập trung tại hội sở chính, khối quản trị rủi ro,....Có thể tham khảo mô hình quản trị rủi ro của MB. Trong số 10 ngân hàng TMCP tham gia ứng cử thì MB đã được tổ chức cơ quan phát triển quốc tế Canada lựa chọn để tài trợ trong chương trình chẩn đoán, cải thiện hệ thống quản trị rủi ro nằm trong chương trình hợp tác giữa NHNN Việt nam và cơ quan phát triển quốc tế Canada về cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao khả năng giám sát và điều hành của NHNN và tăng cường năng lực quản trị rủi ro của các NHTM. Qua đánh giá lựa chọn dựa trên khả năng tiếp cận thực trạng tình hình quản lý rủi ro, mức độ sẵn sàng áp dụng các đề xuất cải cách cũng như khả năng chuyển đổi của hệ thống quản trị rủi ro hiện tại, MB đã được các chuyên gia dự án đánh giá cao về những cam kết cải tổ của Ban lãnh đạo ngân hàng. Trong quá trình thực hiện dự án, MB được tư vấn trang bị hệ thống quản trị rủi ro tiêu chuẩn quốc tế cùng các hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài trong việc vận hành hệ thống quản trị này. Đây là sự hợp tác rất thiết thực giúp MB nâng cao nội lực chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Xây dựng hệ thống XHTDNB và phân loại nợ, trích lập dự phòng : .

Tại điều 4 khoản 1 QĐ 493 quy định trong thời gian 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực, TCTD phải xây dựng hệ thống XHTDNB để phân loại nợ theo điều 7. Như vậy, chậm nhất 6/2008 các TCTD phải hoàn thành xây dựng và chính thức áp dụng hệ thống XHTDNB để phân loại nợ. Tuy nhiên đến nay, chỉ mới có một số ít ngân hàng xây dựng được hệ thống này, từ đó phân loại nợ và trích lập dự phòng theo điều 7QĐ

493.

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : BIDV là ngân hàng đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống XHTDNB và phân loại nợ theo điều 7 của QĐ 493. Một bước đi quan trọng của BIDV trong năm 2006 là ban hành hệ thống XHTDNB. Theo đó, hệ thống đã sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính (14 chỉ tiêu), phi tài chính (40 chỉ tiêu) của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng, đã xây dựng ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính: tổ chức kinh tế, TCTD và khách hàng là cá nhân. Hệ thống XHTDNB phản ánh toàn diện về các khía cạnh hoạt động của khách hàng và quan hệ với ngân hàng trong khoảng thời gian dài nên kết quả chấm điểm chặt chẽ, và phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14/11/ 2006, NHNN đã chính thức chấp thuận cho BIDV thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo điều 7 QĐ 493 bắt đầu từ quý IV/2006. Năm 2005 khi thí điểm thực hiện phân loại nợ theo điều 7, nợ xấu của BIDV lên tới 31%. Tuy nhiên, từ năm 2006, nhờ sử dụng phương pháp này mà kết quả thu được phản ảnh chính xác chất lượng của các khoản nợ và khách hàng vay, tỷ lệ nợ xấu giảm dần, khống chế ở mức dưới 3%, chất lượng tín dụng của BIDV không ngừng được nâng cao.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV từ năm 2005 đến 2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ 11,64% 9,6% 3,98% 2,82% 2,71%

Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV từ năm 2005 đến 2009

 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam: Vietcombank chính thức đưa ra và bắt đầu thực hiện việc điều chỉnh phân loại nợ xấu theo điều 7 QĐ 493 từ năm 2010 Vietcombank đã nhìn nhận vấn đề này từ rất sớm và đã triển khai từ đầu năm 2003. Thời gian từ đó tới nay là bước trải nghiệm cần thiết, và có điều kiện đúc rút kinh nghiệm để chuyển sang giai đoạn áp dụng sâu rộng hơn, đồng bộ hơn. Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng và đưa vào áp dụng phân loại nợ mới là điều tất

yếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank. Hệ thống XHTDNB là nền tảng cốt yếu đầu tiên để triển khai tiếp các công cụ quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Vietcombank xây dựng hệ thống này là để chuẩn bị cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và chuẩn mực Basel II. Việc phân loại nợ theo điều 7 dựa vào kết quả XHTDNB, theo đó định kỳ các khách hàng sẽ được đánh giá và xếp vào một hạng nào đó, ví dụ là AA, BB+ hay CCC. Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, Vietcombank phân loại toàn bộ dư nợ của khách hàng vào 1 nhóm nợ, ví dụ nếu là AA thì phân vào nhóm 1, nếu là CC thì phân vào nhóm 3. Chính sách phân loại nợ dựa trên hệ thống XHTDNB có mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn so với Điều 6, nợ xấu cũng được đánh giá một cách chính xác hơn, nên trong thời gian đầu áp dụng sẽ làm tăng chi phí trích lập dự phòng. Việc điều chỉnh chính sách phân loại nợ của Vietcombank xuất phát từ những yêu cầu từ chính nội bộ ngân hàng cũng như yêu cầu của khách quan. Đó là đòi hỏi nâng cao chất lượng nội bộ quản trị rủi ro nói chung và RRTD nói riêng, yêu cầu tất yếu của hội nhập quốc tế từ các đối tác nhất là tổ chức nước ngoài và đáp ứng quy định của NHNN. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, đem lại lợi ích lâu dài cho các cổ đông (Minh Đức, 2010).

 Ngân hàng Agribank: Năm 2008, Agribank đã hoàn thành và chạy thử chương trình hệ thống XHTDNB. Ngoài việc đánh giá, xếp hạng khách hàng theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mà các tổ chức tài chính lớn như Standard & Poors, JP Morgan,...đang sử dụng, Agribank cũng đã hoàn thành xây dựng module phân loại nợ tự động trên hệ thống IPCAS, đáp ứng yêu cầu của quyết định 493/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN. Module này góp phần hạn chế rủi ro tín dụng bởi việc phân loại nợ được thực hiện hàng ngày và thông tin phân loại nợ được tham chiếu tự động đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh của ngân hàng. Nhờ đó, Agribank đã thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn của thế giới. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp: năm 2007 là 2,5 %, 2008 là 2,68%, 2009 là 2,6 % (Báo cáo thường niên Agribank từ 2007 đến 2009)

Các ngân hàng như Martime Bank, ngân hàng TMCP Quốc tế, HD Bank...cũng đã thông báo đã triển khai thành công hệ thống XHTDNB dưới sự phối hợp của công ty Ernst &Young. Đây thực sự là những nỗ lực hết mình của các ngân hàng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, vươn mình ra năm châu bốn biển.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 49)