Giám sát của ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BASEL I, II VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

2.2.2.2 Giám sát của ngân hàng nhà nước

Hiện nay, mô hình giám sát tài chính Việt Nam theo mô hình phân tán dựa trên cơ sở thể chế.

Hình 2.1 : Mô hình giám sát tài chính của Việt Nam

Nguồn : Nguyễn Thị Kim Thanh a, 2010

Từ ngày 30 tháng 7 năm 2009 NHNN đã chính thức công bố quyết định thành lập cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan được thành lập trên cơ sở

tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc NHNN bao gồm: Thanh tra, Vụ các ngân hàng, Vụ các TCTD hợp tác và trung tâm phòng chống rửa tiền. Thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được coi là một công cuộc cải tổ đáng kể của NHNN nhằm tăng cường khả năng thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối 2007 đã cho thấy hậu quả nặng nề của sự lỏng lẻo của hệ thống thanh tra giám sát trong việc điều tiết và giám sát tài chính. Mặc dù để hoàn thiện một hệ thống thành tra giám sát nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả tốn rất nhiều chi phí, nhưng còn thấp hơn rất nhiều so với những thiệt hại do sự kém hiệu quả của hệ thống này. Nhận thức được điều này, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện với nhiều điều luật điều chỉnh chung và luật chuyên ngành được ban hành như Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Thanh tra đã góp phần hoàn thiện một bước quan trọng trong khuôn khổ pháp lý về giám sát ngân hàng, tạo nền tảng pháp lý cho việc hình thành và kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng tương đối phù hợp với tình hình thực tế. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. Các văn bản pháp luật này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung của các ngân hàng và việc áp dụng chuẩn mực quốc tế vào hoạt động quản trị RRTD.

Từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô, số lượng, hoạt động thanh tra giám sát của NHNN không chỉ dừng lại ở hoạt động kiểm tra tuân thủ của các ngân hàng, mà đã có được định hướng phát triển rõ ràng là phải xây dựng được hệ thống giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro của từng ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nội dung giám sát được xây dựng với các quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 về hoạt động giám sát từ xa, quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Thông tư 8/2010/TT- NHNN quy

định về kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng cũng như các quy định về tỷ lệ an toàn của thông tư 13 và 19 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hang theo nguyên tắc 6 về an toàn vốn cũng như giới hạn tín dụng cho khách hang lớn theo nguyên tắc 10,…

Ngoài tập trung vào các yếu tố định lượng như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng tín dụng mà đã được mở rộng cho các yếu tố định tính như theo dõi diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, xem xét các mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn; việc đảm bảo khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng. Các quy định xếp loại NHTM cổ phần được ban hành kèm theo QĐ 06/2008/QĐ- NHNN là một quyết định mới được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMELS3 nhằm đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể. Trên cơ sở đó, các NHTM cổ phần được xếp loại theo các hạng A, B, C, D với ý nghĩa từ tốt đến xấu.

Tổ chức giám sát được thực hiện trên cả hai nội dung là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ

Theo nguyên tắc số 20 của các nguyên tắc giám sát hiệu quả ngân hàng của Basel: “Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải bao gồm cả thanh tra tại chỗ và kiểm soát từ xa và sự liên hệ mật thiết giữa cơ quan quản lý nhà nước với ban điều hành của ngân hàng”, sự phối hợp hoạt động giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ bước đầu của thanh tra NHNN là dấu hiệu phát triển trong hoạt động giám sát của NHNN trên cơ sở rủi ro theo các nguyên tắc giám sát của Basel. Hoạt động thanh tra tại chỗ hay còn gọi là thanh tra tuân thủ, kiểm tra tính tuân thủ chính sách pháp luật của các NHTM. Còn thanh tra trên cơ sở rủi ro là thanh tra trên cơ sở quản trị rủi ro trong hoạt động dựa vào những tiêu chí hay giới hạn tối đa cho phép đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM với mục đích theo dõi thường xuyên tình trạng của từng NHTM cũng như tình trạng của hệ thống NHTM, phân tích xu hướng của các NHTM qua các năm, so sánh theo các nhóm tương đương; từ đó, có những nhận biết sớm về các rủi ro và các vấn đề tài chính để có các phương hướng

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w