Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của ngành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.5.2Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của ngành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều tổ chức có uy tín trong việc công bố và xếp hạng các chỉ số tín nhiệm như: Standard & Poor's, Moody's hay Fitch. Tại Việt Nam cũng đã manh nha có sự xuất hiện của một số công ty xếp hạng tín nhiệm (XHTN) như: Công ty XHTN CRV, Trung tâm TTTD CIC, công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R). Tuy nhiên theo như những báo cáo của họ thì dịch vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thông tin tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng, họ chưa đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng để xếp hạng tín nhiệm. Năng lực các đơn vị đánh giá xếp hạng độc lập cũng còn yếu kém, chưa thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này.

Tại hội thảo bàn về vấn đề liên quan đến XHTN do Văn phòng Chủ tịch nước cùng với Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp CRV và Tạp chí Việt Nam Business Forum tố chức, TS Nguyễn Hữu Lục - Phó chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước cho biết: “Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, việc công bố các chỉ số tín nhiệm của quốc gia, tổ chức hay doanh nghiệp đã trở thành một hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta chưa nhận thức đúng vai trò của XHTN. Để hoạt động nghiên cứu và công bố chỉ số tín nhiệm phát triển đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó, cần xây dựng cho hoạt động này một hành lang pháp lý cũng như cần xã hội hóa hoạt động này” (Hương Ly, 2010).

Để thiết lập được một hệ thống đánh giá và xếp hạng tín nhiệm có uy tín rất khó khăn và phức tạp ngay từ giai đoạn thu thập thông tin đến tiến hàng đánh giá.

Khi lấy thông tin của một doanh nghiệp, phải có một hành lang pháp lý để đảm bảo rằng những thông tin của doanh nghiệp không được sử dụng vào những mục đích bất lợi cho họ. Hơn nữa, để có được thông tin chính xác nhất, cập nhật nhất cũng rất khó khăn vì nhiều doanh nghiệp vẫn có thể tránh né, đưa thông tin sai lệch hay làm đẹp các con số kế toán của mình. Vì thế cần luật hóa hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Vấn đề nhận thức vẫn là rào cản lớn của lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm vì bên cạnh việc không ít doanh nghiệp hay tổ chức vẫn chưa quen tới việc công khai tình hình “sức khỏe” thì thói quen tham gia và sử dụng các bảng đánh giá xếp hạng ở Việt Nam còn chưa phổ biến, các tổ chức của Việt Nam cũng chưa nhận thấy tầm quan trọng để bỏ tiền ra để các thông tin liên quan tới đối tác. Một trong những nguyên tắc của WTO mà các quốc gia muốn gia nhập là phải công khai minh bạch thông tin. Đây cũng chính là một trong 3 trụ cột của chuẩn mực Basel II. Trong khi đó, XHTN là để thể hiện sức mạnh, năng lực tài chính và khả năng chịu rủi ro của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu không có một công ty xếp hạng tín dụng trong nước nào thì các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa vào các công ty xếp hạng nước ngoài khi phát hành trái phiếu trên thị trường trong nước; mặt khác và quan trọng hơn, đây chính là thông tin cơ bản để các nhà đầu tư nước ngoài nói "không" hay "có" trước khi quyết định đầu tư. Vì thế, cần xã hội hóa hoạt động này để các doanh nghiệp, tổ chức nhận thức được vai trò quan trọng của XHTN và sử dụng nó như một tấm hộ chiếu để hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)