Hoạt động thanh tra giám sát nội bộ

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

3 Giám sát ngân hàng theo CAMELS là thực hiện giám sát đối với các TCTD theo 6 yếu tố: Đủ vốn (C), Chất lượng tài sản có (A), Quản trị điều hành (M), Khả năng sinh lời (E), Khả năng thanh khoản (L), Sự nhạy

2.3.3Hoạt động thanh tra giám sát nội bộ

Một trong 4 nguyên tắc chủ chốt về kiểm tra giám sát mà Basel II đưa ra là “Các ngân hàng cần có một quá trình đối với việc đánh giá tính đầy đủ vốn tổng thể của họ trong quan hệ bình diện với rủi ro và chiến lược duy trì các mức độ vốn”. Tuân thủ nguyên tắc này, hội đồng quản trị thông qua Ủy ban kiểm toán và quản lý rủi ro, Ủy ban Quản lý tài sản nợ & có, giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểm soát rủi ro chặt chẽ cho toàn hệ thống ngân hàng. Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị đảm bảo tính hiệu quả của quản trị rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro đã đặt ra. Khối quản trị RRTD trực tiếp thực hiện các chính sách kiểm soát RRTD. Hỗ trợ đắc lực cho hệ thống quản trị RRTD là hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban tổng giám đốc và hệ thống thông tin báo cáo quản trị (MIS) trên nền tảng ngân hàng lõi và dữ liệu tập trung, phục vụ công tác phân tích đánh giá kết quả và hỗ trợ các cấp điều hành trong việc ra quyết định. Techcombank đã xây dựng thành công Báo cáo

quản trị danh mục đầu tư (Porfolio Management Report). Báo cáo này giúp xác định hiệu quả hoạt động cũng như mức độ rủi ro của từng ngành kinh doanh trong thời điểm báo cáo, hoặc xu hướng biến động trong hiệu quả kinh doanh của từng ngành theo thời gian. Báo cáo cũng cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về mức độ dịch chuyển nhóm nợ của từng ngành, từng vùng địa lý. Đây chính là công cụ giúp cho các cán bộ quản lý của ngân hàng luôn chủ động trong việc định hướng hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống và các bộ phận một cách thống nhất.

Ủy ban Kiểm toán nội bộ của Techcombank đã được thành lập từ đầu năm 2007 và dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động nhằm thực hiện việc kiểm tra, kiếm soát đối với tình hình hoạt động kinh doanh của các chi nhánh về các phương diện Kế toán, tín dụng, thanh toán. Các báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán Ernst & Young, một trong những công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới. Như vậy, khoản vay được kiểm soát một cách chặt chẽ nhờ những thông tin lưu trữ trên T24 và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Ban kiểm soát đã cải tổ bộ máy của bộ phận kiểm toán nội bộ trên cơ sở hợp nhất trung tâm kiểm tra kiểm soát nội bộ vào bộ phận kiểm toán nội bộ thành bộ phận kiểm toán và kiểm soát tuân thủ nhằm nâng cao hiêu quả kiểm soát, nâng cao khả năng quản trị rủi ro và giám sát rủi ro một cách chuyên sâu hơn. Trong năm 2010, bộ phận kiểm toán và kiểm soát tuân thủ đã thực hiện được 25 cuộc kiểm toán thực tế tại một số chi nhánh và dự án trên cơ sở định hướng theo rủi ro. Bên cạnh đó, thực hiện hơn 100 cuộc kiểm tra tuân thủ các quy định của nhà nước, NHNN và Techcombank tại các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống.

Như vậy, Techcombank đã nghiêm túc thực hiện quy trình kiểm tra giám sát đối với hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng theo nguyên tắc của trụ cột thứ hai của chuẩn mực Basel II.

Một phần của tài liệu áp dụng chuẩn mực basel i, ii vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)