Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chủ trương: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ” trên ba nhóm chính sách lớn: chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; chính sách sử dụng và quản lý cỏn bộ; chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng quyết định: “Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ lóo thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ hưu trí. Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân
tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong éảng hay ngoài éảng. Tăng cường nguồn đầu tư của Nhà nước và toàn xó hội vào phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, trước hết trên ba lĩnh vực: lónh đạo - quản lý, sản xuất - kinh doanh và khoa học - công nghệ; có chính sách phát triển nhân tài trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và các lĩnh vực khác; tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích đưa cán bộ, học sinh, sinh viên có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước ngoài, làm tốt cụng tỏc quản lý, giỏo dục và sử dụng sau đào tạo; thu hút, sử dụng tốt tài năng người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chuyên gia giỏi ở nước ngoài.”
Theo chủ trương của Đại hội X, Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 2/2/2008 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá X: "Về nâng cao năng lực lónh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên" nêu rõ: “Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
éể trẻ húa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, cần sớm ban hành chính sách thu hút để thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về cụng tỏc ở xó, phường, thị trấn, doanh nghiệp; có cơ chế, chính sách để giải quyết đối với những cán bộ chưa được chuẩn hóa nhưng chưa đủ tuổi, đủ năm công tác để nghỉ theo chế độ... Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ đối với cán bộ, công chức cơ sở xó, phường, thị trấn theo hướng: Một số chức danh cán bộ chuyên trách ở xó, phường, thị trấn cần và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thỡ được xem xét chuyển thành công chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp; các chức danh cán bộ chuyên trách khác không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức nhà nước thỡ thực hiện theo chế độ hiện hành, khi được giữ chức vụ do bầu cử thỡ hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm và thực hiện chế độ bảo hiểm, khi thôi đảm nhiệm chức vụ thỡ thụi hưởng phụ cấp và đóng bảo hiểm tự nguyện. Cán bộ không chuyên trách thỡ thực hiện theo hướng khoán kinh phí hoạt động và đóng bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ quy định khung số lượng và khung mức phụ cấp để các địa phương thực hiện phự hợp với tỡnh hỡnh cụ thể. Thực hiện chế độ phụ cấp
trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp như đối với đại biểu hội đồng nhân dân cùng cấp; có chế độ phụ cấp thu hút đối với cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Hằng năm, dành một số biờn chế dự phũng để các địa phương thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và tăng cường cán bộ cho cơ sở. Kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ xó, phường, thị trấn do Chính phủ quy định phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.”
Kết luận số 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 đề ra phương hướng đổi mới hệ thống chính sách cán bộ: “Cải cách hệ thống chính sách, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, công bằng trong thực hiện chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các đối tượng cán bộ; gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở; cải cách cơ bản chế độ tiền lương, tiền tệ hoá tiền lương và các chế độ theo lương; ban hành chính sách về nhà ở, nhà công vụ đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang. Cải cách công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước một cách thực chất, khắc phục “bệnh thành tớch”, hỡnh thức, lóng phớ. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng môi trường làm việc tốt để phát huy tốt nhất khả năng cống hiến và phát triển của cán bộ.”
Những chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách cán bộ nêu trên là định hướng cơ bản cho phương hướng đổi mới thực hiện chính sách đối với cán bộ xó ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Theo phương hướng đó, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ xã thực sự vững mạnh, phương hướng thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ xã. Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ đối với cán bộ, công chức cơ sở xã gồm: chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; chính sách sử dụng và quản lý cán bộ; chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần.
- Gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn,
- Chú trọng chính sách thu hút để thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tỏc ở xó
- Có cơ chế, chính sách để giải quyết đối với những cán bộ xã chưa được chuẩn hóa nhưng chưa đủ tuổi, đủ năm công tác để nghỉ theo chế độ...
- Thực hiện tốt chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm đối với cán bộ xã theo Nghị định mới số 92/2009/NĐCP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xó, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xó sẽ có hiệu lực từ ngày 01-01-2010.