Tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách đối với cán bộ xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 58 - 64)

rộng rãi về mục tiêu, tác dụng, hiệu quả, nội dung của chính sách cán bộ để đội ngũ cán bộ xã, những trực tiếp thi hành chính sách và đa số người dân hiểu biết, làm đúng và ủng hộ. Tính chất dân chủ trong xây dựng và thực hiện chính sách là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi của chính sách.

Cáccấp ủy đảng từ Trung ương, Thành phố đến cơ sở phải nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của chính sách đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó có đội ngũ cán bộ xã, hiểu rõ chính sách cán bộ là một nội dung có liên quan đến tất cả những khâu khác trong công tác cán bộ. Bản thân mỗi cấp ủy phải nhận thức và phân biệt được các khâu trong công tác cán bộ, phải xem chính sách cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ, song trong chính sách cán bộ lại bao gồm các nội dung của công tác cán bộ. Khi thực hiện chính sách cán bộ phải gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, chẳng hạn chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách quy hoạch cán bộ; chính sách tuyển chọn, đánh giá cán bộ; chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ...

3.2.2. Tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách đối với cán bộ xã bộ xã

Có thể thấy từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và sau đó các nghị quyết tiếp theo của Đảng, nghị định của Chính phủ về cán bộ và công tác cán bộ là một bước đột phá quan trọng trong công tác chính sách cán bộ của đảng, Nhà nước thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán bộ xã hiện nay còn cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.

Việc nghiên cứu để cụ thể hóa, bổ sung chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ xã ở thành phố Hà Nội cần tính đến các yếu tố sau:

* Thứ nhất, yếu tố chính trị

Bất kỳ một chính sách nào của Nhà nước đều mang tính chính trị, có nghĩa là nó căn cứ vào đường lối chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Đảng cầm quyền, phục vụ đường lối chính trị và tư tưởng đó. Chính sách cán bộ xã ở thành phố Hà Nội không nằm ngoài yếu tố này, nó phải căn cứ vào đường lối chính trị của Đảng, chủ trương của Đảng bộ thành phố.

Đất nước ta hiện nay, việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ trước hết phải nhằm đảm bảo giữ vững quyền lãnh đạo duy nhất thuộc về giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảm bảo được lợi ích cao nhất và quan trọng nhất là quyền lực tối cao thuộc về đông đảo nhân dân. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói chung, ở xã nói riêng - là đối tượng đặc biệt quan trọng mà các chính sách của Đảng và Nhà nước đang tập trung hoạch định và xây dựng phải đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo quyền lực chính trị xuống tận cơ sở, thực hiện tốt khả năng tuyên truyền hệ tư tưởng, quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là đảm bảo việc hoạch định và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các phương án quản lý xã hội một cách tốt nhất của Đảng, Nhà nước và Thành phố.

* Thứ hai, yếu tố kinh tế:

Bất cứ một chính sách nào cũng phải dựa trên các năng lực kinh tế quốc gia hoặc dựa trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc trong phạm vi từng lĩnh vực, từng địa phương với quy mô, bình diện hẹp hơn. Chưa nói đến chính sách đối với đội ngũ cán bộ mà ngay cả những chính sách tưởng chừng như không liên quan đến kinh tế, như quốc phòng - an ninh, văn hoá - xã hội hay thực hiện quy chế tổ chức ở cơ sở... cũng không thể tách rời các điều kiện kinh tế. Hiểu một cách đơn giản nhất, trước hết là khả năng của ngân sách cấp cho, hay khả năng huy động các nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đó. Đây có thể nói là tính khả thi của chính sách về mặt kinh tế.

Yếu tố kinh tế là biểu hiện nội dung bảo đảm lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ cơ sở. Và điều này lại phải tính đến trong mặt bằng thu nhập quốc dân trong phạm vi quốc gia nói chung và trong phạm vi Hà Nội nói riêng.

Cần thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức, coi chính sách tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, cho phát triển kinh tế - xã hội và là một giải pháp hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ. Từng bước thực hiện tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương nhất là tiền tệ hoá vào trong các khoản chi phí nhà ở, phương tiện thông tin, đi lại..., cải cách hệ thống thang bảng lương trên cơ sở phân định rõ tính chất và đặc điểm lao động của các loại cán bộ, công chức; điều chỉnh bất hợp lý về bội số và hệ số trong các thang lương, bảng lương,

sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, chế độ phụ cấp ...

Nội dung kinh tế ở đây còn là thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ cũng như tác dụng của chính sách cán bộ cơ sở đưa lại đối với đời sống nhân dân cũng như lợi ích đem lại cho Nhà nước. Đời sống nhân dân trước hết là “ăn, mặc, ở, đi lại” là những yêu cầu tối thiểu nhất mà xã hội đáp ứng, sau đó mới tính đến chuyện làm chính trị hay văn hóa.

Đối với chính sách cán bộ cơ sở, mục đích kinh tế thể hiện ở mục tiêu phát triển nền kinh tế, thúc đẩy những năng lực kinh tế nhất định của từng điạ phương, thông qua đó mà nâng cao mức sống cho nhân dân, cải thiện mọi điều kiện sinh hoạt xã hội, làm sao từng bước đưa cuộc sống nhân dân đi đúng quỹ đạo đã được xác định (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằn- dân chủ- văn minh).

* Thứ ba, yếu tố pháp lý

Là những yếu tố cần thiết phải có để cho ra đời một chính sách. Đối với bất kỳ chính sách nào thì trước khi được ban hành đều phải nghiên cứu dựa trên các yếu tố, các nguyên tắc pháp lý. Khi đã được ban hành thì toàn bộ nội dung của nó, một mặt phù hợp, hài hoà yêu cầu của các nhóm lợi ích (từ chủ thể ban hành chính sách đến các đối tượng tiếp nhận chính sách khác nhau), mặt khác thể hiện rõ sự tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật, thể hiện những yếu tố có tính qui phạm về mặt pháp lý mà bản thân chủ thể ban hành chính sách cũng phải tuân thủ.

Chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội cũng phải là hệ thống các văn bản qui định mục đích và hoạt động của đội ngũ cán bộ xã, trước hết dựa trên nguyên tắc mà Hiến pháp đã ban hành, thông qua các qui định cụ thể cho từng loại đối tượng để xây dựng thành một hệ thống các tiêu chí tiêu chuẩn, quyết định nhiệm vụ quyền hạn cũng như lợi ích của từng loại cán bộ.

Hệ thống luật pháp do Nhà nước ban hành ở nước ta là sự thể chế hoá cương lĩnh, chiến lược và định hướng chính sách của Đảng ta. Vì vậy hệ thống các chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội không những phải căn cứ vào những quan điểm, đường lối của Đảng mà còn phải tuân thủ những qui phạm pháp luật được thể chế hoá từ

những quan điểm, đường lối chính trị đó, trước hết là Pháp lệnh cán bộ công chức, nghị định của Chính phủ về cán bộ cơ sở. Mặt khác bản thân các chính sách mới được ban hành lại tạo ra các lĩnh vực điều tiết mới của hệ thống pháp luật, thông qua đó góp phần thúc đẩy hệ thống pháp luật ngày càng bao quát, quản lý rộng rãi, chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

* Thứ tư, yếu tố tâm lý xã hội:

Yếu tố tâm lý tác động đến chính sách cán bộ ở cơ sở bao gồm: - Tâm lý từ phía chủ thể ra quyết định (cấp trên)

- Tâm lý từ chủ thể thực hiện (bản thân đội ngũ cán bộ....)

- Tâm lý từ khách thể xã hội (thái độ của quần chúng đối với cán bộ)

Cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc hoạch định chính sách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi, khi quyết định rồi mọi sự bàn cãi chỉ làm cho công việc rối hơn mà thôi. Khi đã bàn bạc thống nhất nên giao cho một người phụ trách, có như vậy thì mới có người chịu trách nhiệm. Để tránh khuynh hướng độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ trong việc xây dựng chính sách cần có quan điểm cho phép người đứng đầu có quyền quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình trong một thời điểm nhất định. Đối với các cá nhân trong tập thể, cần có chế độ bảo lưu ý kiến cũng như xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề mới đặt ra, mặc dù nó xuất hiện nhiều khi chỉ từ ý kiến của thiểu số. Tránh tình trạng dân chủ chung chung, phong trào, hời hợt và thiếu sáng tạo, đột phá. Quan điểm chủ đạo và chỉ đạo là tập trung trí tuệ tập thể, phát huy dân chủ trong mọi lúc, mọi nơi nhằm hoạch định và xây dựng những chính sách thiết thức và hiệu quả nhất.

Trong thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ xã, bản thân họ những người trực tiếp làm việc trong hệ thống chính trị cơ sở, là những người thực thi chính sách cũng như trực tiếp tác nghiệp trong đời sống nhân dân. Chính vì vậy ngoài năng lực, trình độ và ý thức chính trị của mỗi con người chủ thể ra, chính sách cần phải nghiên cứu những đặc tính tâm lý của từng loại đối tượng cán bộ như: Cán bộ ở vùng núi, dân tộc thiểu số, cán bộ ở vùng có đạo (trong đạo thì có các đạo giáo khác nhau) hoặc cán bộ là người theo

các tôn giáo, cán bộ ở vùng nông thôn, nông nghiệp thuần túy, cán bộ là người ở vùng đang công nghiệp hóa, đô thị hóa... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu và vận dụng đúng đặc tính tâm lý của từng loại đối tượng cán bộ trong thực hiện chính sách sẽ giúp cho cán bộ tự tin và thuận lợi trong việc thực thi nhiệm vụ và ngược lại nếu không tính đến vấn đề này sẽ rất khó khăn cho cán bộ, thậm chí là phản tác dụng.

Thái độ của quần chúng nhân dân trong đại đa số các trường hợp phản ánh mức độ phù hợp của chính sách đối với lợi ích của nhân dân (đương nhiên phải loại trừ trường hợp quần chúng bị kẻ xấu kích động, lôi kéo lợi dụng). Thái độ của dân chúng (tổ chức kinh tế, văn hoá, chính trị, tôn giáo hoặc dân cư một địa phương, vùng...) nếu đồng tình với chính sách sẽ là thuận lợi cho chính sách đi vào thực tế, thực thi có hiệu quả, còn nếu dân chúng thờ ơ hay phản đối sẽ trở thành những trở ngại to lớn trong việc thực thi chính sách. Chính sách cán bộ ở cơ sở nếu phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, những con người được nhân dân tin yêu tín nhiệm nếu được bố trí đúng vị trí, sở trường và được đối xử công bằng sẽ trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động phối kết hợp cũng như các hoạt động cần thiết phải huy động sức dân. Do vậy, khi ban hành một chính sách, một chủ trương không thể không xem xét đến nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, đến nguyện vọng cũng như tâm lý xã hội của các nhóm lợi ích khác nhau.

Từ thực trạng thực hiện chính sách cán bộ và trên cơ sở tính đến các yếu tố nêu trên, việc cụ thể hóa, bổ sung các chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội cần xử lý được các vấn đề cụ thể sau:

- Từng bước tạo lập hệ thống chính sách cho cán bộ xã đồng bộ, hệ thống. Nâng cao tính thực tiễn, khoa học, bao quát, cụ thể trong chu trình hoạch định chính sách.

- Rà soát, loại bỏ những chính sách không còn phù hợp, phát hiện, loại bỏ những quy định chồng chéo, mâu như cách tính thời gian tham gia công tác, đóng bảo hiểm xã hội...đối với cán bộ ở cơ sở.

- Nâng cao tính “dài hơi” trong quy hoạch cán bộ, kết hợp quy hoạch với đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, chấm dứt việc cử cán bộ đi học không đúng đối tượng.

- Cụ thể hóa các quy định để bảo đảm sự chặt chẽ trong chính sách bố trí, sử dụng cán bộ, tạo chế tài xử lý những hiện tượng tiêu cực từ chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, bản vị, ích kỷ, hẹp hòi, “đẩy” đi đào tạo, quy hoạch đào tạo nhưng không bố trí tương xứng hay “bắt buộc” luân chuyển...

- Khắc phục những bất cập, sơ hở trong chính sách luân chuyển cán bộ, quy định rõ những yêu cầu đối với cán bộ luận chuyển, bảo đảm hạn chế được các tiêu cực như lợi dụng để đẩy đuổi cán bộ không ăn cánh;luân chuyển theo kiểu đối phó, “tráng men.

- Xem xét và điều chỉnh chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài, chính sách thu hút và sử dụng các sinh viên giỏi, thủ khoa xuất sắc, các tài năng trẻ, các cán bộ có năng lực cống hiến chho sự nghiệp phát triển Thủ đô cho phù hợp hơn.

- Khắc phục các bất hợp lý trong chính sách đãi ngộ cán bộ xã, như tình trạng người có bằng cấp và người không có bằng cấp đều được hưởng lương hệ số như nhau; người công tác ở xã có diện tích lớn, số dân đông, địa bàn phức tạp hoặc có nguồn thu ngân sách khác nhau đều được ưởng lương như nhau; tình trạng sau hai nhiệm kỳ bầu cử (10 năm), lương của cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử lại thấp hơn lương công chức chuyên môn có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên công tác trong khi cán bộ chuyên trách là những người giữ chức vụ chủ chốt, trách nhiệm nặng nề hơn nhiều so với công chức chuyên môn...

Khắc phục những bất hợp lý về chế độ phụ cấp của cán bộ xã, thực hiện quy định về phụ cấp 10% phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã )... từng bước xây dựng chính sách bảo đảm thu nhập chính đáng từ công tác của cán bộ xã thực sự đáp ứng cuộc sống của gia đình họ.

Đẩy mạnh thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ xã. Chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 thiên về nguyên tắc “đóng - hưởng”. Có chính sách giải quyết chế độ hợp tình, hợp, kết hợp với chính sách xã hội, tuổi về hưu và năm công tác của cán bộ, công chức cấp xã làm cho cán bộ, công chức cơ sở khó có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp cán bộ chuyên trách cấp xã không được tái cử, không liên tục đảm nhiệm công việc chuyên trách

và không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì có chính sách giải quyết chế độ hợp tình, hợp lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 58 - 64)