kinh nghiệm
2.1. Thực trạng thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội Nội
1.1.1. ưu điểm
* Việc quán triệt, cụ thể hóa chính sách đối với cán bộ xã
Về các chính sách đối với cán bộ, công chức xã, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Trung ương 5 khóa IX. Chính phủ đã ban hành các chính sách cụ thể về cán bộ xã:
Về quản lý cán bộ có Nghị định 114/2003/NĐ-CP; Thông tư số 03/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/NĐ-CP; Quyết định 04/2004/QĐ-BNV về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cán bộ, công chức xã có Quyết định số 03/2004/QĐ- TTg phê duyyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến 2010; Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ban hành quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010.
Về chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với cán bộ xã, có Nghị định 58/1998/NĐ-CP về chế độ bảo hiểm y tế; Nghị định số 40/1999/NĐ- CP về công an xã; Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã; Nghị định số 93/2006/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng và các văn bản quy định về chính sách cán bộ của Nhà nước, từ những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn ở cơ sở, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh nhiều văn bản về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, về chính sách luân chuyển cán bộ, về chính sách đối với cán bộ đương chức, cán bộ nghỉ hưu, về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ của Thành phố, trong đó có chính sách đối với cán bộ xã. Các chính sách cụ thể của Thành phố thể hiện trong các văn bản như:
+ Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005 - 2010,
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố giai đoạn 2006 - 2010,
+ Quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố,
+ Quy định mức phụ cấp đối với một số cán bộ chuyên ngành xã, phương, thị trấn, thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố,
+ Đề án tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” ở UBND cấp xã, + Quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chuyên trách xã,
+ Quy định tiêu chuẩn cán bộ 7 chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã được thực hiện thống nhất trên địa bàn Thành phố,
+ Quy chế "mẫu" làm việc của Uỷ ban nhân dân xã. + Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
+ Đề án tiếp nhận và sử dụng những người tốt nghiệp thủ khoa đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về xã công tác,
+ Đề án khoán thí điểm thu, chi ngân sách và tự chủ tài chính cho xã,
+ Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Những quy định mang tính cụ thể hóa chính sách cán bộ đó tạo nên sự nhất quán trong triển khai các chính sách cụ thể, sát hợp với tình hình, đặc điểm Thủ đô, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã.
* Phổ biến và áp dụng chính sách cụ thể
Khi có chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, Thành uỷ, ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo trực tiếp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tiếp thu, nghiên cứu nội dung quy định của chính sách; xây dựng chương trình kế hoạch, cụ thể hoá bằng các chỉ thị, hướng dẫn, đề án, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện. Quy trình triển khai được xác lập cụ thể từ việc học tập, quán triệt nội dung; thời gian, quy mô, cách thức, tiến độ thực hiện; công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo như phương tiện thông tin, cơ sở vật chất, kinh phí... Phân công giao trách nhiệm cho từng tổ chức, các cấp, các ngành và cá nhân phụ trách, như các sở Nội vụ, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội...
Việc áp dụng chính sách vào thực tế đối với đội ngũ các bộ ở cơ sở của thành phố Hà Nội ngày càng được triển khai nghiêm túc, có kết quả tích cực.
+ Về quy hoạch cán bộ xã: Các xã đã thực hiện chủ trương quy hoạch cán bộ dựa trên tiêu chuẩn, điều kiện và thực hiện một cách công khai, dân chủ đúng quy trình; quy hoạch rộng, không bó hẹp nguồn trong địa phương, ngành, chú trọng quy hoạch nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ (thanh niên đã tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng đang ở xã, phường, lực lượng vũ trang...), bổ sung, thay thế cán bộ không đủ tiêu chuẩn. Nhiều xã đã làm rất hiệu quả, tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phát hiện giới thiệu nguồn cán bộ thông qua phong trào hoạt động ở các chi đoàn, chi hội xóm, khối, nhà trường... Khi phát hiện được, giao cho các tổ chức, chi bộ tạo điều kiện để anh, chị em hoạt động và kèm cặp, giúp đỡ. Quy hoạch cán bộ được xây dựng theo hướng “động” và “mở”, một chức danh quy hoạch 3-4 người và mỗi người quy hoạch 2-3 chức danh. Hàng năm quy hoạch được rà soát, điều chỉnh hợp lý. Vì vậy, các xã, đã chủ động hơn trong công tác cán bộ như phân công lại một số cán bộ, đưa cán bộ vào dự nguồn, sắp xếp kế hoạch đưa đi đào tạo, cân đối để vừa có người làm việc, người đi học, giảm tải được áp lực do thiếu nguồn cán bộ, hạn chế được số cán bộ đã nghỉ hưu đảm nhận công tác chủ trì ở cơ sở. Trong nhiện kỳ qua, đội ngũ cán bộ cơ sở ở thành phố Hà Nội đã được trẻ hoá hơn, bố trí, thay thế mới 25-30%, 10-15% cán bộ nữ. Phấn đấu nhiệm kỳ tới đạt 30-40% và 18-20% cán bộ nữ. Cũng nhờ quan điểm kiên quyết của
Thành ủy phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo và quy chế rõ ràng nên nhiều xã đưa cán bộ đi học rất thuận lợi, khi đào tạo xong về bố trí được công việc phù hợp. Hầu hết cán bộ được đạo tạo, bồi dưỡng đều phát huy tốt tác dụng và hiệu quả làm việc ngày càng tăng, được nhân dân tín nhiệm, nhiều đồng chí dược điều động tăng cường cho cấp huyện. Đến nay, sau đại hội đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2005- 2010, nhiều xã, phường, thị trấn có đội ngũ ủy viên ban chấp hành đảng bộ trẻ hơn 5 tuổi so với nhiệm kỳ trước, trình độ đại học có từ 5-7 đồng chí, trung cấp chuyên môn 6-7 đồng chí, trung cấp chính trị 100%. Đội ngũ công chức 30-50% có trình độ đại học; bí thư, xóm, khối trưởng 50-70% có bằng trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị, tuổi đời dưới 35.
+ Về áp dụng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngày 01/12/1994, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghi quyết số 01-NQ/TU về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, nghị quyết số 20-NQ/TU về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006 - 2010; chương trình số 02-CTr/TU ngày 27/4/2006 về tạo bước chuyển biến mạnh về xây dựng và chính đốn Đảng giai đoạn 2006-2010; chương trình số 09-CTr/TU ngày 04/8/2006 về phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2008 là năm đầu tiên thành phố Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH ngày 29-5-2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội.
Cùng với việc ban hành các quyết sách phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của Thành phố để triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết trên, Thành ủy Hà Nội đã có kế hoạch cụ thể tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng đang giữ các vị trí công tác khác nhau ở các cấp chính quyền Thành phố.
Thành uỷ Hà Nội cũng đã thực hiện đổi mới và quản lý chặt chẽ việc đào tạo cán bộ từ việc lập kế hoạch, giao chỉ tiêu, cơ cấu nguồn kinh phí với việc phân công, phân cấp công tác đào tạo đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác đào tạo. Thành phố đã triển khai xây dựng đề án đào tạo có tính chiến lược, đưa công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ vào nghị quyết và lãnh đạo để thể chế về mặt nhà nước, làm cho các cấp uỷ, chính quyền nhận thức đúng tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Tăng cường mở các lớp tập trung, hạn chế học tại chức, tránh đào tạo một cách tràn lan, ồ ạt, chạy theo số lượng không chú ý đến chất lượng, ngành nghề không phù hợp. Để cán bộ yên tâm đi học, Thành phố đã tạo điều kiện tốt nhất về mặt chính sách: lợi ích vật chất, tinh thần và quyền lợi chính trị. Từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII và Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, bằng nhiều nghị quyết của mỡnh, Thành ủy đó chỉ đạo các cấp uỷ cơ sở phải có kế hoạch cụ thể, chế độ, chính sách cụ thể về việc đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xó đương chức và đội ngũ cán bộ kế cận theo quy hoạch. Hàng năm, Thành phố luôn dành một phần ngân sách thích đáng đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thành phố. Cấp xã cũng chủ động ngân sách (trích 5-10%) cho việc đào tạo cán bộ. Hiện nay, Thành phố đang nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách đối với từng vùng, miền, từng đối tượng cán bộ để có chính sách thu hút cán bộ giỏi, sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại các xã.
Qua thời gian tích cực thực hiện kế hoạch, hiện nay thành phố Hà Nội cơ bản đã đào tạo được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các vị trí công tác khác nhau. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở của Hà Nội nói chung và trình độ lý luận chính trị nói riêng được nâng lên nhiều. Hàng năm có 20% cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Trong 5 năm qua đã thực hiện 8.105 lượt người, đạt 129%. Các chỉ tiêu khác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Thành phố đã chỉ đạo thực hiện thêm một số nội dung đặc thù, như: thí điểm đào tạo cán bộ nguồn trước tuyển dụng, mỗi khoá 2 năm; đào tạo một số chức danh cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn; đào tạo 18 bác sĩ tăng cường cho cấp xã; đào tạo 70 cử nhân và 70 cao đẳng ngành văn hoá hoạt động ở xã, chủ yếu hỗ trợ các vùng khó khăn. Đồng thời đã mở lớp đào tạo cho 150 chỉ huy trưởng quân sự xã, 76 trưởng công an xã. Năm 2005 đã thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chuyên ngành cho 600 Chủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã; 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý
nhà nước cho 460 cán bộ giữ chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân của 232 xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, hàng ngàn cán bộ cấp xã khác cũng tham gia các khóa đào tạo từ sơ cấp đến đại học các ngành như kinh tế, luật kinh tế, địa chính, văn thư, lưu trữ tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Về chế độ phụ cấp cho các cán bộ đi học tập trung trong Thành phố, thực hiện theo quyết định số 46/2008/QĐ-UB quy định quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của Thành phố. Cụ thể, áp dụng mức 2500đ/ngày/1học viên đối với cấp Thành phố; 15000đ/ngày/1 học viên đối với cấp huyện, huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn.
Về hỗ trợ tiền đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, học viên được cử đi nghiên cứu thực tế được hỗ trợ tiền ăn, tiền nghỉ, phương tiện đi lại theo Thông tư số 23/2007/TT- BTC của Bộ Tài chính. Ngoài ra, Thành phố còn trích ngân sách hỗ trợ cho cán bộ đi học sau đại học 150% lương cơ bản một tháng; khi kết thúc khóa học được hỗ trợ tiền bảo vệ luận văn, luận án.
Có thể khẳng định, từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng, Nghị định 114/2003/NĐ-CP và 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức xã và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định cụ thể mức chi hỗ trợ cho từng đối tượng thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ xã dần đi vào nề nếp. Người cán bộ yên tâm, phấn đấu học tập theo tiêu chuẩn đó được quy định và để được bổ nhiệm vào chức danh theo quy hoạch đó được cấp trên phê duyệt. Từ đó họ ngày càng yên tâm công tác hơn.
+ Về áp dụng chính sách tuyển chọn cán bộ xã: Từ nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tuyển chọn, đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ, trong đó có cán bộ xã, Thành ủy Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở làm tốt nội dung này. Các cơ quan như Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ Thành phố đã tham mưu giúp Thành phố ban hành các quy chế đánh giá cán bộ, thi tuyển công chức... Căn cứ vào nghị quyết, quy chế, hướng dẫn của Thành phố, các huyện, các xã, phường, thị trấn ở Hà Nội đã triển khai khá tốt và có hiệu quả về đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ.
Việc tuyển dụng công chức xã hiện nay được thực hiện thông qua con đường thi tuyển; việc thực hiện chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp về công tác ở cơ sở đã tạo nên sự chuyển biến tích cực về chất lượng của đội ngũ cán bộ xã, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ này từng bước được nâng lên và xu thế ngày càng được trẻ hoá.
+ Về áp dụng chính sách sử dụng và quản lý cán bộ: Chế độ đánh giá cán bộ xã