Chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ tổ chức liên quan đến thực hiện chính sách đối với cán bộ xã; tăng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 71 - 99)

ngũ cán bộ tổ chức liên quan đến thực hiện chính sách đối với cán bộ xã; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy, sự giám sát của nhân dân trong thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã

* Chính sách đối với cán bộ xã đúng nhưng nếu cán bộ thực hiện thiếu trách nhiệm, quan liêu, tiêu cực hoặc trình độ, năng lực yếu thì không thể thực hiện đúng. Thực tế cũng cho thấy không ít trường hợp cán bộ xã bị thiệt thòi, bất bình, chán nản vì những cán bộ thực hiện chính sách vô cảm, bảo thủ, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiểu hoặc trình độ kém. Vì vậy cùng với việc xây dựng chính sách phải rất quan tâm đến giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ tổ chức liên quan đến thực hiện chính sách đối với cán bộ xã.

Cán bộ tổ chức của Thành phố nói chung, cán bộ làm công tác chính sách nói riêng từ huyện đến xã phải được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo tính chuyên nghiệp. Thường xuyên giáo dục, nâng cao trách nhiệm đối với công tác. Cần chú

trọng thực hiện chế độ quản lý đối với việc thực hiện nhiệm vụ của những cán bộ làm công tác chính sách.

* Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy đảng từ Thành ủy đến các đảng ủy xã là yếu tố quyết định đến việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội, do vậy phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy.

Thành ủy cần tăng cường chỉ đạo cấp ủy các cấp, các ngành, chính quyền quan tâm và thực hiện đúng trách nhiệm trong thực hiện chính sách đối với cán bộ xã. Khi phát hiện thấy những vấn đề không hợp lý trong cơ chế, chính sách, hoặc trong quá trỡnh thực hiện cơ chế, chính sách nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết thỡ cấp ủy đảng các cấp phải tập trung chỉ đạo, xử lý, không để tồn đọng kéo dài.

Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách cán bộ xã là của cấp ủy Đảng cấp trên, cấp ủy cơ sở xã, của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở xã và của nhân dân. Kiểm tra là để đánh giá mức độ thành công hay không của một chính sách cụ thể. Kiểm tra từ khâu ban hành chính sách đến tổ thức thực hiện chính sách. Thông qua kiểm tra để nắm được khâu nào được triển khai tốt, khâu nào chưa tốt để có chính sách điều chỉnh cho phù hợp. Trên cơ sở đó bảo đảm cho chính sách được thực hiện nghiêm, phát hiện những cán bộ làm đúng và những cán bộ có hành vi vi phạm chính sách có chính sách tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời, đồng thời phát hiện tiêu cực để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát cán bộ hiệu quả chưa cao, chưa thực sự thể hiện đúng vai trò là một chức năng lãnh đạo. Do đó, cần phải có cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể để công tác kiểm tra đi vào nề nếp, có hiệu quả, giám sát của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân được phát huy, cần có chính sách tuyên dương những cán bộ dám thẳng thắn phê bình, đấu tranh chống tiêu cực. Đồng thời xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, bất kể là ai, ở cương vị nào.

Để ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, cần phát động quần chúng tham gia vào việc giám sát, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ. Những người có biểu hiện tiêu cực, bị dư luận chỉ trích trong quần chúng hoặc có dấu hiệu hư hỏng phải được xem

xét và kỷ luật dứt khoát, theo phân cấp quản lý. Làm nghiêm túc từ cán bộ lãnh đạo cấp Trung ương trở xuống theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có trường hợp ngoại lệ; tùy theo mức độ khuyết điểm mà xử lý úo lý, có tình, song phải thật kiên quyết và triệt để, chống hữu khuynh, bao che cho nhau. Cán bộ có khuyết điểm để tại chỗ để sửa chữa, không điều đi nơi khác; nếu điều đi là do yêu cầu công tác. Thực hiện dân chủ trên lĩnh vực phân phối. Sửa đổi ngay những chính sách và cơ chế sơ hở để cán bộ có thể lợi dụng tham ô, ăn cắp của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, kiện toàn hệ thống pháp luật đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ chống tiêu cực. Cấp ủy Đảng với thủ trưởng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự hư hỏng của cán bộ cấp dưới thuộc phạm vi mình quản lý.

Muốn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách cán bộ, trước hết đội ngũ những người làm công tác kiểm tra phải là người có trình độ nhất định, am hiểu chính sách, nắm chắc các quy định của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành về chính sách đối với cán bộ xã. Mặt khác, việc xây dựng và thực hiện các chính sách cán bộ phải được bàn bạc dân chủ, công khai để các tổ chức trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tham gia trực tiếp vào hoạt động kiểm tra, giám sát. Chỉ có như vậy việc kiểm tra, giám sát mới đem lại hiệu quả.

* Cán bộ xã là những cán bộ làm việc và sinh sống cùng nhân dân trong xã. Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã đúng hay sai, nhân dân có thể biết rõ, vì vậy, cần coi trọng tổ chức, phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã. Muốn vậy phải phổ biến để nhân dân nắm được chủ trương, chính sách đối với cán bộ xã. Có quy chế bảo đảm công khai hóa việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã. Thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã. tổ chức tốt việc tiếp dân ở xã, kịp thòi tiếp nhận, xử lý các phản ánh của nhân dân về thực hiện chính sách đối với cán bộ xã.

Chính sách cán bộ là một vấn đề lớn, quan trọng, nhưng còn nhiều khó khăn, bất cập đối với cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay. Mọi cách tiếp cận quan liêu trong sử dụng, đãi ngộ tài năng đều làm thui chột khả năng phát triển của cán bộ. Chính sách cán bộ phải thể hiện sâu sắc việc gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, vừa có tác dụng động viên, kích thích sự sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý vừa có tác dụng ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những cán bộ có hành vi sai trái, vi phạm kỷ luật của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Chính sách là do con người tạo ra, tổ chức thực hiện chính sách cán bộ cũng là con người. Xã là nền tảng của đất nước, tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân lãnh đạo chính trị tại cơ sở. Do đó, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ xã là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ tốt phải xây dựng và tổ chức tốt hệ thống chính sách cán bộ, từ chính sách tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đến quy hoạch và chính sách đãi ngộ. Có hệ thống chính sách phù hợp thì sẽ mở đường, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình cách mạng của mỗi cán bộ. Ngược lại, nếu chính sách cán bộ không hợp lý thì sẽ dẫn đến kìm hãm hoạt động sáng tạo, thui chột tài năng.

Thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách cán bộ xã nói riêng, thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt nhất, với hiệu quả cao nhất những quy định của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh việc đã triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm chỉnh những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ xã, Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với đội ngũ cán bộ cơ sở xã, nhằm động viên sự cố gắng, để đội ngũ cán bộ yên tâm công tác phục vụ nhân dân. Hệ thống các chính sách của Thành phố đối với cán bộ, công chức nói chung cũng như đối với cán bộ, công chức xã nói riêng đã có được những bước chuyển biến tiến bộ đáng kể, trong đó có những đột phá. Những ưu điểm đó đã góp phần quan trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã ở thành phố Hà Nội., vì thế chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hà Nội không ngừng được nâng cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở Hà Nội còn một số khuyết điểm, hạn chế, nhất là về tính đồng bộ, chiến lược và hệ thống hệ thống chính sách đãi ngộ. Một số chính sách chưa thể hiện được vai trò là động lực, là đòn bầy thúc đẩy sự cố gắng cống hiến của cán bộ, chưa khuyến khích thu hút được các cán bộ giỏi, chưa kích thích được sự sáng tạo trong công việc của họ. Đặc biệt là chính sách tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội hiện nay đối với cán bộ xã rất cần sự điều chỉnh cho phù hợp. Các khâu quy hoạch, đào tạo sử dụng đến chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ xã cũng còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp và bám sát được với thực tiễn cuộc sống... Những khuyết điểm, hạn chế đó đang cản trở không nhỏ hiệu quả các mặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã và sự phấn đấu vương lên của bản thân đội ngũ cán bộ này.

Để góp phần khắc phục được những bất cập đó, thực hiện tốt chính sách cán bộ xã ở thành phố Hà Nội, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: nâng cao nhận thức về chính sách và thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội; tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội; tổ chức tốt việc áp dụng chính sách đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách xã, hỗ trợ cán bộ xã phát triển kinh tế gia đình, tạo sự phối hợp để tăng cường tạo nguồn lực thực hiện chính sách đối với cán bộ xã; chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ tổ chức liên quan đến thực hiện chính sách đối với cán bộ xã, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy, sự giám sát của nhân dân trong thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã.

1.Ban Tổ chức Trung ương- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ (tài liệu bồi dưỡng cán bộ tổ chức- lưu hành nội bộ), Hà Nội.

2. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội , Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở .

3. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội , Báo cáokết công tác tổ chức xây dựng Đảng giữa nhiệm kỳ Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố.

4. Ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ, Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã, Nxb CTQG, H, 2000.

5. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (1998), Báo cáo chuyên đề “Quan điểm, chính sách đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”.

6. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2008), Tập bài giảng phục vụ các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ ngành tổ chức xây dựng Đảng, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (chủ nhiệm) (2001), Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay, Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Kỷ yếu khoa học- tập 1, 2, 3.

8. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Hoàng Chí Bảo (2002), "Hệ thống chính trị cấp xã - hiện trạng và những vấn đề đặt ra", Thông tin chính trị học, (2), tr.13-18. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Bộ Nội vụ, Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 114 của Chính phủ.

11. Bộ Nội vụ, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 “Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.

12. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực

hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

13. Chính phủ, Nghị định số 46/CP ngày 26/3/1993 “về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

14. Chính phủ, Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 “về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cán bộ xã, phường, thị trấn.

15. Chính phủ, Nghị định số 09/1998 NĐ/CP ngày 23/1/1998 “về sửa đổi, bổ sungNghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cán bộ xã, phường, thị trấn.

16. Chính phủ, Nghị định số 114/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 “về công tác cán bộ xã, phường, thị trấn”.

17 Chính phủ, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2004 “quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp”.

18. Chính phủ, Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2003 “về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.

19. Trần Ngọc Danh (2005) “Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Lê Duẩn (1978), Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà nội.

21. TS Hồ Công Dũng (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, Đề tài cấp Bộ, Bộ Nội vụ.

22. Lê Văn Dũng (2008), Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở Tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam- Ban Chấp hành Trung ương- Tiểu ban tổng kết công tác xây dựng Đảng (1996), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975- 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 71 - 99)