Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tăng nguồn thu ngân sách xã, hỗ trợ cán bộ xã phát triển kinh tế gia đình, tạo sự phối hợp để tăng cường tạo nguồn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 69 - 71)

trợ cán bộ xã phát triển kinh tế gia đình, tạo sự phối hợp để tăng cường tạo nguồn lực thực hiện chính sách đối với cán bộ xã

Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển phát triển kinh tế của thành phố, huyện, và xã. Nguồn thu ngân sách của xã là nguồn chi trực tiếp cho thực hiện chính sách đối với cán bộ cán bộ xã, do đó, muốn thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ xã phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, tổ chức tốt việc thu ngân sách để tăng thu ngân sách xã.

Mặt khác, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang đòi hỏi cán bộ và gia đình cán bộ xã phải phấn đấu làm kinh tế, phải biết vươn lên làm giàu chính đáng. Do đặc thù của xã và cán bộ xã, thực tế hiện nay, các cán bộ xã không chỉ làm việc thuần túy của xã mà còn trực tiếp tham gia công việc sản xuất, kinh doanh. Với mức thu nhập như hiện nay, cán bộ xã có mức sống tương đối thấp. ở các xã có làng nghề, hầu hết cán bộ xã tham gia vào công việc sản xuất, kinh doanh, không ít cán bộ xã hiện nay đã trở thành những doanh nghiệp giỏi. Do đó, cần có chính sách khuyến khích họ tham gia vào việc làm giàu cho quê hương, coi đó cũng chính là một tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá cán bộ đồng thời đó cũng là cơ sở đảm bảo cho đội ngũ cán bộ thêm yên tâm công tác, gắn bó hơn với cơ sở, với thôn xóm; mặt khác đây cũng chính là tấm gương và là uy tín của cán bộ đối với nhân dân trong xã. Từ kinh nghiệm làm ăn của mình, cán bộ xã sẽ mở ra những sáng kiến để xây dựng các chủ trương, nghị

quyết, biện pháp phát triển kinh tế của xã. Bằng việc nhân rộng mô hình kinh tế điển hình, cán bộ có thể giúp nhân dân trong xã tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh làm giàu. Đây cũng chính là một yêu cầu của cán bộ cơ sở: lời nói đi đôi với việc làm. Từ chỗ khai thác tiềm năng lao động của gia đình, những mô hình àm ăn có hiệu quả được nhân rộng làm tăng thêm thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân trong xã. Để làm được điều này, Thành phố cần tập trung vào giải quyết những nội dung cơ bản sau:

Cần có chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ vốn cho cán bộ xã làm kinh tế để mở rộng sản xuất, kinh doanh, giúp gia đình cán bộ bảo đảm nguồn vốn và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây cũng chính là việc góp phần vào tăng GDP và tăng nguồn thu từ thuế của Thành phố cũng như của cả nước.

Tăng cường đưa thông tin khoa học, kỹ thuật về cơ sở, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức khuyến nông, lồng ghép nhiều chương trình kỹ thuật sản xuất ở địa phương, cơ sở. Ưu tiên, khuyến khích những hộ sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật mới.

Đối với những cán bộ được tăng cường về cơ sở, hoặc cán bộ là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học về công tác tại xã cũng cần có chính sách ưu đãi hợp lý, có quy chế, quy định, cơ chế cụ thể, rõ ràng. Chẳng hạn, phải làm cho họ hiểu rằng về công tác tại xã là nghĩa vụ, là nhiệm vụ của mọi cán bộ, nên khi được phân công, điều động, luân chuyển họ vui vẻ và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thời hạn luân chuyển là bao lâu, sau khi hoàn thanh nhiệm vụ có được ưu tiên lựa chọn công tác mới hay không. Về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ này cũng cần có những quy định rõ ràng, chẳng hạn ngoài lương ra, phụ cấp tăng thêm là bao nhiêu, thời hạn nâng lương được tính như thế nào, ngạch bậc lương được hưởng theo chức danh đang đảm nhận hay bảo lưu theo chức vụ cũ...

- Đảm bảo cho các xã có trụ sở làm việc đàng hoàng, khang trang, tiến tới đầu tư đồng bộ các trang thiết bị và phương tiện làm việc theo hướng hiện đại hoá. Thành phố cần có cơ chế đầu tư, hộ trợ kinh phí hợp lý cho các xã miền núi cao, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

- Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, đường giao thông, trạm xá, trường học, nhà văn hoá bưu điện, tủ sách pháp luật tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân học tập, đi lại, khám chữa bệnh và sinh hoạt thuận lợi.

- Các đảng bộ, hội đồng nhân dân xã cần ra các nghị quyết chuyên đề về sử dụng ngân sách xã, phường... một cách hợp lý, triển khai các biện pháp vận động, động viên cán bộ, nhân dân đóng góp (công, của)... để xây dựng, nâng cấp, tu bổ các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng, phúc lợi của xã mình theo cơ chế “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thanh niên ở xã là đối tượng cán bộ kế cận, sung sức nhất, đang trong độ tuổi lao động, họ thường muốn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, nhưng vấn đề nan gải của họ là thiếu vốn. Vì vậy, các cấp các ngành của Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp với việc cho vay vốn ưu đãi, giúp họ có điều kiện kinh doanh, làm giàu, gắn bó với quê hương.

ở một số xã không có nguồn thu lớn nên kinh phí để chi trả cho bằng ngân sách xã hạn hẹp, do đó rất cần sự tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của xã.

Làm tốt được những điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng chảy máu chất xám ở các xã nông thôn như hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)