Nguyên nhân và kinh nghiệm 1 Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 46 - 48)

2.2.1. Nguyên nhân của thực trạng

* Nguyên nhân của ưu điểm

- Để đạt được những ưu điểm trong thực hiện chính sách đối với cán bộ xã ở Thành phố Hà Nội là do những năm qua sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự hoạt động tích cực của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp Thành phố, sự đóng góp tích cực của các sở, ban, ngành Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và những thành tựu hơn 20 năm đổi mới của Đất nước tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, phấn đấu trưởng thành. Đảng ta đã ban hành được các nghị quết quan trọng về cán bộ và chính sách cán bộ. Trên cơ sở đó, thành phố Hà Nội xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới một cách thiết thực, phù hợp với chính sách chung, bám sát tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ Thủ đô. Để thực hiện được công tác cán bộ, đặc biệt là chính sách cán bộ trước hết Thành phố xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tạo tiềm lực kinh tế để giải quyết những vấn đề khác. Thành ủy luôn quan tâm chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn, tìm tòi những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, phát huy.

- Sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của bản thân đội ngũ cán bộ, công chức xã nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt qua những khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội, vượt qua những rào cản, bất cập về chính sách để hoàn thành tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa

Đảng và nhân dân, là dây chuyền của bộ máy, xứng đáng với sự tin tưởng giao phhó của cấp trên và sự tín nhiệm của nhân dân.

* Nguyên nhân của khuyết điểm

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn dẫn đến việc triển khai thực hiện chính sách ở một vài cơ sở không kịp thời, còn vướng mắc, chồng chéo, thiếu đồng bộ, không được nhân dân đón nhận. Một số cán bộ “sống lâu lên lão làng”, không chịu khó học tập tiếp nhận kiến thức mới, bảo thủ, trình độ của bộ phận cán bộ này chưa đáp ứng yêu cầu công việc, do đó khi tiếp nhận các chính sách, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên không nhất quán dẫn đến hiểu sai chính sách, tổ chức thực hiện không đúng, không thấu tình đạt lý..

Công tác tuyên truyền, quán triệt chính sách có lúc, có nơi chưa được sâu rộng và thường xuyên, việc học tập thiếu nghiêm túc, tổ chức triển khai thực hiện chưa đầy đủ dẫn đến một số đơn vị, địa phương mắc sai lầm, thiếu sót, thậm chí có hiện tượng tiêu cực trong thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở. Việc tiếp thu, nghiên cứu chính sách trước khi thực hiện chưa sâu, chưa kỹ do chủ quan nên quá trình thực hiện gặp khó khăn, lúng túng.

- Một số nơi triển khai thực hiện chính sách rập khuôn, máy móc thiếu những giải pháp sát hợp, sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện, tính chất đặc thù của xã mình nên hiệu quả từ việc thực hiện chính sách không cao.

- Các cơ quan chức năng làm chính sách chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách một cách có hệ thống, đồng bộ. Chính sách cán bộ từ Trung ương đến cơ sở còn bị động, sự vụ, mang tính thời vụ, giải pháp tình thế, chưa có tính ổn định lâu dài, ít kiểm tra, tổng kết. Bản thân những người làm công tác chính sách ít, thậm chí là chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phần vì các cấp lãnh đạo, quản lý còn coi nhẹ công tác chính sách cán bộ, chưa coi chính sách cán bộ là động lực vật chất và tinh thần thúc đẩy các mục tiêu kinh tế - xã hội, phần vì bản thân những cán bộ làm công tác chính sách không coi trọng công tác mình đảm nhiệm.

- Cùng những hạn chế trên, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một số cán bộ chủ chốt cơ sở chưa thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, có biểu

hiện sa sút ý chí và lối sống, sa ngã trước sự cám dỗ của vật chất, buông lỏng trong quản lý, lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ... tác động xấu tới lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, cản trở bước đi lên của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

- Trình độ, năng lực của bộ máy và đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ và chính sách cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dặt ra.

- Sự quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chính sách cán bộ của cấp ủy cấp trên, của các tổ chức, cán bộ chủ chốt các cấp có lúc, có nơi thiếu thường xuyên, buông lỏng, thiếu sâu sát cơ sở. Mặt khác, cơ chế để các đoàn thể và nhân dân giám sát thực hiện chính sách cán bộ chưa đi vào nề nếp. Việc tổng kết rút kinh nghiệm chưa thường xuyên, chưa chủ động.

Nhiều vấn đề về tổ chức, cán bộ đề ra nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cấp ủy chưa bám sát nội dung các nghị quyết, chỉ đạo chưa tập trung, chưa kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện, hoặc có kiểm tra cũng chỉ là qua loa, đại khái. Việc tổng kết thực tiễn hiện nay vẫn là khâu yếu, chẳng hạn, Nghị quuyết Trung ương 3 khóa VII, Trung ương 3 khóa VIII sau một thời gian thực hiện khá tốt, nhưng chưa tổng kết kịp thời. Việc tổng kết thực tiễn ở các địa phương còn chưa chủ động, luôn phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, của Trung ương, hay các đợt tuyên truyền, các chiến dịch tổ chức rầm rộ sau đó lại đi vào quên lãng.

- Hệ thống văn bản của Trung ương về chính sách cán bộ nói chung, chính sách đối với cán bộ xã nói riêng nhiều nội dung chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng khiến các địa phương vận dụng khác nhau, chẳng hạn như quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, quy định về mức lương, phụ cấp đối với cán bộ và công chức, giữa cấp trưởng và phó...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)