Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn đến sự phát triển của 2 chủng L1.2 và L1.3 trong môi trường MRS lỏng. Tốc độ khuấy trộn được khảo sát ở các mức tốc độ lắc 0, 100, 140, 180, 220 vòng/phút, ở nhiệt độ 34oC, trong thời gian 21h. Xác định nồng độ tế bào bằng phương pháp đo OD600 nm. Kết quả được biểu diễn trên hình 3.13.
2.3 2.4 2.5 2.6 OD 600 nm 0 100 140 180 220 Tốc độ lắc (vòng/phút) L1.2 L1.3
Hình 3.13. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn lênsự sinh trưởng và phát triển của chủng L1.2 và L1.3
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ khuấy có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá 2 chủng L1.2 và L1.3. Cả 2 chủng đều phát triển tốt nhất ở tốc độ khuấy 180 vòng/phút. Ở tốc độ khuấy dưới 180 vòng/phút thì 2 chủng phát triển chậm hơn và ở 220 vòng/phút thì sự phát triển của 2 chủng có phần đi xuống.
Hai chủng L1.2 và L1.3 đều phát triển tốt hơn khi được khuấy trộn so với không khuấy bởi vì nhờ khuấy trộn nên các vi khuẩn được tiếp xúc nhiều hơn với chất dinh dưỡng có trong môi trường nuôi cấy. Khuấy trộn còn giúp cho các chất ức chế do chính vi khuẩn này sinh không bám dính vào vi khuẩn để gây ức chế trở lại. Ngoài ra, khuấy trộn cũng có tác dụng tăng hàm lượng oxy hòa tan trong môi trường giúp vi khuẩn phát triển tốt hơn.Tuy nhiên ở tốc độ khuấy trộn cao thì sự
phát triển của 2 chủng có phần chậm lại có thể do tốc độ quá cao nên các hoạt động hấp thu dinh dưỡng, chuyển hóa có thể bị ảnh hưởng.
Qua thí nghiệm này, chúng tôi chọn tốc độ khuấy trộn là 180 vòng/phút cho quá trình nuôi cấy thu sinh khối để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cả 2 chủng trong môi trường nuôi.