Tình hình nghiên cứu và sử dụng Lactobacillus trong chế phẩm probiotic

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và đánh giá đặc tính probiotic một số chủng lactobacillus trên cá chim vây vàng (Trang 39 - 43)

1.3. Tổng quan về vi khuẩn lactic

1.3.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Lactobacillus trong chế phẩm probiotic

Lactobacillus đã được sử dụng trong chế phẩm probiotic cho con người từ rất lâu. Vào những năm 1930, Minoru Shirota đã phân lập và bổ sung chủng Lactobacilus casein vào sản phẩm sữa chua giúp tăng cường tiêu hóa cho người.

Hiện nay, nhiều chủng Lactobacillus như: Lactobacillus acidophillus, Lactobacillus rhamnosus GG, Lactobacillus kefir… đã được bổ sung vào các sản phẩm sữa, phomat, kefir và các sản phẩm thực phẩm khác. Lactobacillus cùng các vi sinh vật

khác trong thực phẩm có tác dụnggiúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng cho người.

Lactobacillus cũng đã được sử dụng vào trong chế phẩm probiotic trong y học phục vụ cho con người. Một số chủng Lactobacillus đã được sử dụng như Lactobacillus sprorogenes, Lactobacillus kefir, Lactobacillus acidophilus. Nhiều chế phẩm y học bổ sung các chủng Lactobacillus nêu trên như LGG của công ty Valio (Phần Lan), VIABIOVIT của Công Ty Vắcxin Và Sinh Phẩm Số II…. Trong y học Lactobacillus có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại, kích thích miễn dịch cục bộ và miễn dịch ngoại biên, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, Lactobacillus còn có tác dụng tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em trước các bênh dị ứng, viêm nhiễm trong đường ruột. Các chế phẩm probiotic còn được sử dụng như một phương thuốc chữa tiêu chảy hiệu quả.

Ngoài ra, Lactobacillus cũng đã được bổ sung vào chế phẩm proiotic trong chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Nhiều chế phẩm sử dụng Lactobacillus được sản xuất như DYO, BIO-PROBIOTIC dùng trong nuôi lợn thịt, lợn nỏi và gà đó cho hiệu quả rừ rệt.

Sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Những nghiên cứu ở nước ngoài:

Ở một số nước Châu Âu, nhiều chủng Lactobacillus đã được lựa chọn để làm chế phẩm vi sinh trong nuôi cá. Nikoskelainen và cộng sự (2001) đã cho thấy khả năng giảm tỷ lệ chết của cá hồi của hai chủng Lactobacillus rhamnosusLactobacillus bulgaricus với liều lượng bổ sung vào thức ăn của cá là 1012 CFU/g .

Bên cạnh đó, Carnevali và cộng sự (2004) đã cho thấy khả năng cải thiện sức khỏe của cá tráp biển khi bổ sung Lactobacillus plantarum với nồng độ 104 CFU/g (Carnevali và cộng sư, 2004).

Ở Ấn Độ, theo nghiên cứu của Mohanty và cộng sự (1996) cho thấy chế phẩm vi sinh sử dụng Lactobacillus và nấm men Saccharomyces cerevisiae có khả năng kích thích sự tăng trưởng của cá chép. Ở Thái Lan, Jiravanichpaisal và cộng sự

(1997) đã sử dụng Lactobacillus trong nuôi tôm sú (P.momodon Fabrius) và giảm được tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh gây rabởi nhóm vibrio và bệnh đốm trắng.

Hiện nay đã có rất nhiều chế phẩm probiotic thương mại sử dụng Lactobacillus như BZT® AQUA, BZT® DIGESTER (Bio-Form, L.L.C., Tulsa, Oklahoma, USA);

Aqua Ron (International Biologicals, Ấn Độ); EPICIN-Pond (Epicore BioNetworks Inc - USA )…. Các chế phẩm này có tác dụng làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm cá; nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng tôm cá nuôi; giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thuỷ sản gây nên;

nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của thủy sản.

Những nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về việc sử dụng các chế phẩm vi sinh chứa Lactobacillus spp để cải thiện môi trường nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng còn tương đối ít (Nguyễn Hữu Phúc và Nguyễn Văn Hảo, 1998) Theo Vũ Thị Thứ và cộng sự, (2004) thử nghiệm men vi sinh Biochie để xử lý nước nuôi tôm sú giống và tôm thịt tại Đồ Sơn, Hải Phòng và Hà Nội cho kết quả khá tốt thông qua môi trường được cải thiện, đặc biệt rất có hiệu quả đối với nuôi tôm giống như giảm chu kỳ thay nước và giảm mùi hôi, tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm.

Mô hình nuôi tôm sú bằng chế phẩm vi sinh (ES-01 và BS-01 của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng) góp phần đưa năng suất tôm nuôi nhiều trang trại đạt tới 12 tấn/ha/vụ. Nhiều hộ nuôi tôm có xử lý chế phẩm vi sinh cho thấy môi trường nước luôn ổn định, tôm phát triển nhanh khắc phục được nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường, chi phí đầu tư, dịch bệnh. Ở Cà Mau, việc áp dụng mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm EM-ZEO bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, giữ cho môi trường của ao luôn sạch, tôm khoẻ mạnh mà hoàn toàn không sử dụng các loại hoá chất độc hại, kháng sinh. Trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh (http://www.fistenet.gov.vn).

Nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự, (2000) tìm hiểu tác dụng của men vi sinh Bio-dream lên các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh với liều lượng 1g/m3 và cho thấy hiệu quả tích cực trong việc giảm mật độ Vibrio tổng số và ổn định được môi trường nước.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2007) sử dụng 3 loại men vi sinh Ecomarine, Bio-dream, BZT trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến, cho thấy các yếu tố môi trường phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng, men vi sinh góp phần hạn chế số lượng vi khuẩn Vibrio spp trong môi trường bể ương, với tỷ lệ sống của ương ấu trùng tôm càng xanh khá cao, dao động từ 59,1 - 76,6%.

Các chế phẩm vi sinh như Biochie ES-01 và BS-01 EM.ZEO Bio-dream Ecomarine, BZT đều chứa hai chủng vi sinh chủ yếu là Bacillus spp và Lactobacillus spp. Ngoài ra ở nước ta còn nhiều chế phẩm vi sinh khác sử dụng Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus prorogenes, Lactobacillus plantarum như TP- 05- Super; ZeoBac BIO- ZEOGREEN EMUNIV.S Biosure…

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và đánh giá đặc tính probiotic một số chủng lactobacillus trên cá chim vây vàng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)