Phương hướng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 91 - 110)

- Về môi trường: Môi trường, du lịch sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường

2.4.1. Phương hướng

Một là, hoạch định chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới trên cơ sở Quyết định 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 8/9 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng, miền và tỉnh Quảng Nam; đồng thời khai thác được sức mạnh vùng kinh tế biển, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phù hợp với chiến lược biển đến năm 2020 theo quan điểm chỉ

đạo NQ TW 4 khóa X; đáp ứng mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006-2010 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra tháng 02/ 2006. Ngoài ra, hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới phản ánh tầm nhìn xa, khả năng nắm bắt nhanh nhạy những vấn đề bức xúc trong thực tiễn nền kinh tế nông nghiệp thời hội nhập.

Theo ông Nguyễn Quốc Vọng (Bộ Nông nghiệp New South Wales - ôxtrâylia): “WTO mang đến cho nông nghiệp Việt Nam khoảng 5 tỷ khách hàng và kim ngạch nhập khẩu 635 tỷ USD /năm, nhưng đồng thời cũng bắt buộc nông dân phải đối diện với bốn luật chơi cực kỳ khó khăn. Đó là: Vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản phải có Chứng chỉ nông nghiệp an toàn (GAP-Good Agricultural Practices); chất lượng hàng nông sản phải bảo đảm (về nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng prôtêin, chống ôxy hóa, vitamin, đồng bộ về giống, độ chín, kích cỡ và màu sắc...) [35]; số lượng đủ cung cấp cho thị trường lớn; giá cả đủ sức cạnh tranh”. Trước yêu cầu đó, các chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn của một tỉnh thuần nông như Quảng nam cần được xây dựng trên tinh thần xác định rõ những ưu thế và hạn chế của tỉnh để có sự lựa chọn phương án, giải pháp chính sách hợp lý.

Hai là, hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Quảng Nam theo hướng bền vững, bảo vệ cảnh quan, cân bằng sinh thái, phát triển toàn diện mọi mặt xã hội.

Ngoài ra, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn còn mở rộng sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp nhằm truyền nghề, cấy nghề, cung cấp thông tin thi trường, tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế chính sách giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân và nhà máy để ổn định nguyên liệu cho sản xuất, tránh tình trạng sản xuất cầm chừng với nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng, không ổn định gây thiệt hại cho người dân.

Thúc đẩy chính sách khai thác thị trường trong nước và xuất khẩu đối với các sản phẩm chất lượng kiểu dáng sản phẩm đồng đều từ các ngành nghề nông thôn. Kiện toàn công tác đăng ký thương hiệu, thiết kế cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp. Chính sách khai thác tiềm năng du lịch kết hợp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Có kế hoạch nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm, hiểu biết về bản sắc văn hoá dân tộc, vùng,

địa phương của đội ngũ thợ nhằm tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc trong từng sản phẩm truyền thống.

Hoạch định chính sách dự báo được nhu cầu của thị trường và đòi hỏi sẵn sàng đối phó với thách thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mất đất sản xuất nông nghiệp của người dân nông thôn để nâng cao chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo nghề; tư vấn, cung cấp thông tin, kỹ năng làm việc cho những hộ dân sử dụng hiệu quả khoản tiền được bồi thường, tìm việc làm ở các doanh nghiệp.

Như vậy, chú ý đến khía cạnh kinh tế-nông nghiệp của chính sách song hoạch định chính sách phải xem xét nông thôn như một xã hội tổng thể. Trước hết qui hoạch, xây dựng nhà cửa, các công trình công cộng chú ý đúng mức đến cảnh quan nông thôn, bản sắc của từng vùng. Có giải pháp chính sách khắc phục, ngăn ngừa những tác hại môi trường đặc biệt tại các làng nghề, khu công nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề ở nhiều vùng nông thôn. Hoạch định chính sách phải tính đến định hướng văn hoá, phát huy phong tục tập quán lành mạnh, khôi phục các lễ hội văn hoá truyền thống, bài trừ hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt văn hoá ảnh hưởng không tốt đời sống tinh thần người dân, làm nảy sinh thách thức xã hội mới, các tệ nạn xã hội (ma tuý, cờ bạc, mại dâm) cần phải loại trừ ra khỏi đời sống cộng đồng.

Ba là, hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới theo hướng huy động tối đa nội lực, sử dụng có hiệu qủa nguồn lực bên ngoài. Trong đó, chú trọng vấn đề nguồn lực con người, nguồn lực tài chính nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Chính sách phát triển nông thôn khuyến khích mọi tiềm năng, thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nhằm tạo ra tổng hợp phục vụ xây dựng nông nghiệp nông thôn, ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội khai thác thế mạnh nội sinh của tỉnh.

Do đó, chính sách bảo đảm tính liên ngành, tạo ra sự liên kết nhiệm vụ kinh tế với các vấn đề xã hội nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghèo với các vấn đề y tế, giáo dục, môi trường (văn hoá, sinh thái) ở nông thôn. Có kế hoạch sử dụng các nguồn vốn vay ODA, WB, đầu tư phát triển cho chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo,

chương trình 134, 135, và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, vốn đối ứng cho một số dự án ODA,…một cách hiệu quả.

Ngoài ra, khắc phục tình trạng hoạch định chính sách chung của Việt Nam: “Các hoạt động hoạch định vẫn bị tác động bởi mô hình lập kế hoạch tập trung trước đây nơi mà các nguồn lực được phân bổ theo quá trình từ trên xuống (top- down process) để hỗ trợ đạt được chỉ tiêu ưu tiên mà hầu hết chúng đều có liên quan đến CNH nhanh chóng do Nghị Quyết của Đảng Cộng sản đề ra” [28].

Huy động trí tuệ, nguồn lực từ trong dân, xây dựng chính sách phát triển nông thôn theo phương châm: lấy sức dân chăm lo cho dân. Ngoài ra, trên cơ sở huy động đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học, nhà tư vấn nghiên cứu, thiết kế chính sách; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, hội nghề nghiệp, các tổ chức quần chúng ở nông thôn. Làm thay đổi hoàn toàn từ tập quán canh tác củ vươn lên làm giàu, xoá bỏ điều kiện hình thành tâm lý tự ti, để họ thực sự làm chủ.

Bốn là, hoạch định chính sách xây dựng nông thôn trên cơ sở phân tích nguyên nhân cơ bản và các khung chiến lược giúp thực hiện các kế hoạch chính sách nghiên cứu một cách toàn diện các dữ kiện đầu vào và đầu ra của chính sách. Ưu tiên tập trung vào các hướng (nguyên nhân kìm hãm sự phát triển nông nghiệp nông thôn Quảng Nam) như sau:

Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; các vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến; bảo quản sau thu hoạch gắn với các đầu mối tiêu thụ lớn. Tiếp tục thực hiện công tác "dồn điền đổi thửa" phù hợp với từng vùng, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khả năng phòng, chống thiên tai dịch bệnh.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là sản xuất giống có chất lượng. Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng các trang trại, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung sẽ đóng vai trò ngày càng lớn, do đó khoa học, công nghệ càng được xem trọng.

Vấn đề chất lượng công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nghề nhất là đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần được chú trọng hơn. Hỗ trợ sản xuất đối với các ngành nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, các dịch vụ liên quan trực tiếp đến phát triển nông nghiệp nông thôn. Đầu tư thoả đáng vào phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và các vấn đề

văn hoá - xã hội, thể hiện nội dung dân chủ hoá, nội dung nâng cao năng lực cho cán bộ xã và người dân thực thi, làm nổi bật các trọng tâm để tập trung triển khai thực hiện.

Đặc biệt chú trọng kết quả chính sách trong hoạch định. Đây là phương hướng vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính chính trị, tư tưởng trong hoạch định.

Năm là, hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới phải phát huy vai trò chủ đạo của người dân và cộng đồng trong phát triển nông thôn.

Công tác hoạch định chính sách phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay cần phải được dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học liên ngành, được thảo luận một cách rộng rãi để tiếp thu nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, vai trò chủ đạo của người trực tiếp hưởng lợi, thực thi chính sách vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, kinh tế nông thôn cũng như khả năng tích luỹ trong dân đã có bước tăng trưởng, đặc biệt các hộ khá giả. Huy động sự đóng góp của người dân cũng là cách để nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc sử dụng, bảo quản cơ sở hạ tầng của thôn. Do vậy, chính sách tạo cơ hội để huy động một cách có hệ thống, minh bạch nội lực của người dân xây dựng thôn, xã đóng góp vào công cuộc phát triển ở địa phương. Có cơ chế phù hợp vận động người dân gắn bó đoàn kết với nhau trong thôn, làng.

Bên cạnh thu hẹp khoảng cách thu nhập, mức sống giữa đô thị và nông thôn, cần tuyên truyền giáo dục nhằm xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu đói nghèo, không đủ mạnh dạn tự vươn lên làm giàu ngay cả khi có cơ hội, làm thui chột bản chất cần cù, nhạy bén, sáng tạo ở người nông dân. Theo hướng này, tác động chính sách sẽ có tác dụng hạn chế tâm lý ỷ lại vào hỗ trợ bên ngoài (ngân sách Nhà nước, tổ chức quốc tế) hoặc trông chờ vào thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhanh chóng khi thoát ly khỏi địa phương, làm việc tại các thành phố hoặc đi lao động xuất khẩu,....của người dân nông thôn.

Chính sách nông nghiệp nông thôn hướng đến xây dựng cộng đồng như một thể chế bền vững để tổ chức và hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp tập thể, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt.

2.4.2. Giải pháp hoạch định chính sách công về xây dựng mô hình nông

Một là, đổi mới nhận thức của Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh quận, huyện, thị xã về các quá trình chính sách, biểu hiện ở qúa trình hoạch định và thiết kế nội dung chính sách.

Đổi mới nhận thức về qúa trình chính sách là vấn đề mấu chốt tạo ra bước đột phá trong định hướng, thiết kế hệ các giải pháp kiện toàn chất lượng hoạch định chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới.

Coi thực hiện các chu trình hoạch định là hoạt động có ý nghĩa quyết định trong quản lý nhà nước, xa hơn là trong sự lãnh đạo của Đảng.

Biểu hiện trước hết là đổi mới cách thức ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng dân chủ, khoa học, đại chúng (tính đối tượng). Do vậy, phương thức ban hành nghị quyết được xem là có gía trị thực tiễn và tính chính trị cao trong thời đại hôm nay là phải tập hợp được ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan tham mưu tư vấn chính sách kể cả những góp ý rất cảm tính của người nông dân về chính sách đang được triển khai.

Về mặt nhận thức, phải xác định vấn đề gì là ưu tiên đối với từng địa phương để có lộ trình và bước đi thích hợp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới.

Đổi mới nhận thức của Đảng trong các quá trình chính sách theo hướng tăng cường trách nhiệm và tính khả quy trách nhiệm của từng tổ chức Đảng, đảng viên giải quyết những bức xúc trong cuộc sống người dân. Kịp thời tiến hành sơ kết tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm cả thất bại và thành công để bổ sung tư duy lý luận. Tích cực nghiên cứu lý luận, lý thuyết mô hình nông thôn mới ở các nước, các địa phương khác để bổ sung hoàn thiện chính sách.

Cần thiết phải đổi mới cách thức tuyên truyền Nghị quyết, đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức về mục đích chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quan điểm giải quyết những vấn đề lớn của tỉnh để có sự nhất trí hành động.

Đổi mới nhận thức còn ở chỗ nhà hoạch định chính sách thấy được tính hai mặt của vấn đề để từ đó đó dự liệu được các phương án biện pháp chính sách. Ví dụ nếu chiến lược du lịch tại Quảng Nam không mang tính toàn diện thì nguy cơ đánh mất các giá trị văn hóa nông thôn sau khi được triển khai cũng như sự ảnh hưởng ngược lại tới chính người dân nông thôn ở đây là tất yếu. Hay chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế có liên quan đến tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị; phát

triển công nghiệp nông thôn phải giải quyết vấn đề môi trường,… nhận thức được tiềm năng của nông thôn để có thể khai thác, song cũng phải thấy được hạn chế của tỉnh để có hướng khắc phục nhằm phát triển bền vững là yêu cầu của quá trình hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới mà nhà hoạch định chính sách Quảng Nam phải quan tâm.

Mở rộng hơn đối tượng tiếp nhận kiến thức về công nghệ hoạch định chính sách từ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, sở ban ngành, đoàn thể, tổ chức hoạch định và cả người dân thực thi cũng như trực tiếp hưởng lợi từ chính sách. Tổ chức điều tra xã hội học, lấy ý kiến rộng rãi đánh gía mức độ lợi ích đạt được so với dự kiến cũng như thăm dò ý tưởng chính sách sắp tới. Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng, tiếng nói của Hội nông dân các cấp trong tư vấn đánh giá kết quả, đề xuất phương án, các kiến nghị chính sách.

Đổi mới hoạt động lập pháp (của HĐND và UBND tỉnh) theo hướng vừa mang tính sáng tạo vừa mang tính giải phóng. Phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền trong việc tổ chức chỉ đạo, triển khai, theo dõi và đánh giá chương trình. Trong đó, tăng cường giám sát độc lập, đầu tư vật chất, con người cho công tác nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Cụ thể hoá chương trình thực hiện Quyết định số 15/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam đóng góp vào việc nâng cao chất lượng hoạch định chính sách.

Chủ động lập kế hoạch kiểm tra giám sát (định kỳ, bất thường) việc tổ chức triển khai nghị quyết của các cấp uỷ Đảng về vấn đề nông dân nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở đó, tiến hành sơ kết tổng kết đánh giá mức độ thành công (lợi ích đạt được của các bên tham gia: người dân, Nhà nước) khi triển khai chủ trương chính sách.

Về nội dung chính sáchxây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam:

Lãnh đạo Đảng và chính quyền nhận thức đầy đủ hơn về mô hình nông thôn mới, thể hiện ở việc đề ra quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực xã hội, định hướng phát triển không gian lãnh thổ, các chương trình phát triển và các dự án trọng điểm. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương cụ thể hoá thành các

mục tiêu nhiệm vụ cụ thể. Nghiên cứu điều kiện từng địa phương để lựa chọn giải pháp cụ thể nhằm thực hiện dự án, quy hoạch đã đề ra như: quy hoạch sử dụng đất, phát triển làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 91 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)