Giữa năm 1985, đa số xí nghiệp hương trấn lâm vào tỡnh trạng khó khăn (công nghệ lạc hậu, trỡnh độ tay nghề thấp, tiêu hao nguyên, nhiên liệu quá cao, sản phẩm khó tiêu thụ, ô nhiễm môi trường,...); lực lượng cán bộ KH&CN lại tập trung ở các thành phố, chỉ có khoảng 20% đề tài nghiên cứu tỡm được địa chỉ ứng dụng. Chương trỡnh đốm lửa với tôn chỉ: Dựa vào tiến bộ KH&CN để chấn hưng kinh tế nông thôn; đem "Đốm lửa KH&CN" toả sáng tới vùng nông thôn để chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang hiện đại hoá và sản nghiệp hoá nông nghiệp.
Mục tiêu của chương trỡnh này là: Đẩy nhanh tiến trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá và thành thị hoá nông thôn; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; thúc đẩy nông thôn sớm ổn định kinh tế, hướng tới mục tiêu hiện đại hoá, giàu có, văn minh.
Ưu điểm của chương trỡnh là nội dung chủ yếu rất cụ thể, thiết thực và đồng bộ từ thiết bị và con người như: Khuyến khích triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp; tận dụng tài nguyên nông thôn, đầu tư ít, nhanh đưa lại hiệu quả; xây dựng một loạt xớ nghiệp trỡnh diễn KH&CN; thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn, hướng dẫn xí nghiệp hương trấn đi theo con đường phát triển bền vững; cải tiến trang thiết bị trong các xí nghiệp hương trấn, nâng cao trỡnh độ sản xuất, đào tạo một đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viờn quản lý và cỏc doanh nhõn nụng thụn.
Về cơ chế vận hành: Nhà nước chủ yếu tập trung vào việc xây dựng chiến lược phát triển và đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích có liên quan; xem xét, khuyến cáo (không áp đặt), cũn việc lựa chọn cuối cựng thuộc quyền của các doanh nghiệp - người biết rừ sự phự hợp của cụng nghệ với điều kiện sản xuất của cơ sở và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các dự án được bố trí trong các kế hoạch 5 năm và hàng năm của các cấp.
Về mặt quản lý: Chương trỡnh được vận hành chủ yếu theo cơ chế dự án, có phân cấp. Các dự án được phân thành 4 cấp (Quốc gia, tỉnh, khu và huyện) theo nguyên tắc dựa vào ý nghĩa kinh tế - xó hội và tớnh phức tạp về mặt KH&CN của vấn đề. Điều cần lưu ý, về mặt nghiệp vụ, Bộ KH&CN đó ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn khá cụ thể về nội dung, thuyết minh đề cương xây dựng dự án, quy trỡnh thẩm định, xét duyệt, theo dừi, đánh giá kết quả thực hiện dự án; đặc biệt là cơ chế hỗ trợ tài chính lấy từ nguồn ngân sách KH&CN; tiến hành phân tích tính khả thi về các mặt như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra; nguồn cung cấp
nguyên liệu, năng lượng...; điều kiện đảm bảo cơ sở hạ tầng; lực lượng hậu thuẫn công nghệ (tiên tiến và ổn định; cơ quan, chuyên gia hỗ trợ công nghệ có đủ tin cậy,...); nguồn vốn; khả thi về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các thuyết minh này phải có ý kiến thẩm định, bảo lónh của cỏc ban, ngành hữu quan tại địa phương (tài chính, ngân hàng, KH&CN,...). Riêng đối với các dự án cấp quốc gia, quy định là phải tiến hành thẩm định về tính khả thi theo 3 cấp (cơ sở, tỉnh và Trung ương).
Về mặt tổ chức: Văn phũng chương trỡnh đốm lửa thuộc Bộ KH&CN giúp Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện chương trỡnh trong phạm vi toàn quốc, cú chức năng giúp Bộ soạn thảo chính sách chung, cụ thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về chương trỡnh. Cựng với nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thực hiện cỏc dự ỏn cấp nhà nước, Văn phũng cũn cú trỏch nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, theo dừi, đánh giá kết quả thực hiện các dự án đốm lửa ở các địa phương. Tương tự như vậy, ở các sở, ban KH&CN của địa phương cũng có các Văn phũng chuyờn trỏch để quản lý các dự án đốm lửa tại địa phương.
Về cơ chế tài chính, nguồn vốn chủ yếu để thực thi các dự án đốm lửa: Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn tín dụng ngân hàng. Phần hỗ trợ từ ngân sách KH&CN chỉ có tác dụng vốn "mồi", chỉ chi cho những hoạt động liên quan trực tiếp tới khâu chuyển giao công nghệ và đào tạo nâng cao năng lực tiếp thu KH&CN cho địa bàn tiếp nhận dự án.
Về cơ chế khuyến khích: Vận dụng một số chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp thực hiện các dự án được hưởng quy chế ưu tiên vay vốn lói suất thấp tại ngõn hàng; Cỏc sản phẩm mới do dự ỏn tạo ra được hưởng chế độ miễn, giảm thuế trong một thời hạn nhất định; các doanh nghiệp, cơ quan KH&CN, chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý có đóng góp lớn cho Chương trỡnh được xét tặng các danh hiệu cao quý và cỏc phần thưởng xứng đáng.
Về kết quả: Xây dựng khu tập trung công nghệ đốm lửa kết hợp đồng bộ phát triển kinh tế, KH&CN và xó hội cho cả một khu vực nụng thụn. Thực hiện cỏc cụng trỡnh trỡnh diễn KH&CN trọng điểm đốm lửa, hướng vào: Giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế quốc dân; những vấn đề có ảnh hưởng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề; đũi hỏi sự tham gia của nhiều bộ ngành; đũi hỏi cụng nghệ sản nghiệp hoá (tạo ra được ngành nghề mới cho địa phương). Công tác đào tạo cho nông dân về kỹ thuật, về quản lý và về kinh doanh nhằm nâng cao khả năng làm chủ
công nghệ cho nông dân; tăng cường năng lực tiếp thu KH&CN cho khu vực nông thôn.
Tóm lại, bài học kinh nghiệm đúc rút từ chương trỡnh Đốm lửa của Trung quốc cho việc xõy dựng mụ hỡnh nụng thụn mới ở Việt Nam cần tập trung chủ yếu vào các vấn đề lớn sau:
- Xuất phát từ nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn để hỡnh thành chương trỡnh, đảm bảo sự thích ứng với trỡnh độ phát triển kinh tế, KH&CN của nông thôn Trung Quốc.
- Chương trỡnh cú sự kết hợp giữa quản lý bằng kế hoạch, cỏc biện phỏp chớnh sỏch điều tiết của chính phủ và lợi ích của nông dân. Chú trọng giải pháp chính sách đổi mới cơ chế vận hành kế hoạch, vận hành vốn, vận hành kỹ thuật và đào tạo nhân tài nông thôn để phát triển nông thôn.
- Chọn chính sách đột phá để làm thay đổi hoàn toàn cục diện nền kinh tế và tạo sức lan tỏa rất hiệu quả. Nhờ đó, “Thâm Quyến, sau 27 năm, từ một vùng nông thôn với hai trăm ngàn dân, đến nay đó thành một đô thị lớn với hơn mười hai triệu người, từ mức thu nhập bỡnh quõn chỉ khoảng 100$ nay họ cú thu nhập bỡnh quõn 8000$, sản xuất ra lượng GDP 74 tỷ đôla Mỹ, nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế 84 triệu người của VN (hơn 60 tỷ)”. Đây chính là điểm Việt Nam đang rất thiếu. Ta có nhiều dự án lớn, có những vùng kinh tế trọng điểm, nhưng chưa thể tạo ra đột phá.
- Lựa chọn trúng vấn đề chính sách trong phát triển nông thôn một cách khoa học, hiện đại: Huy động nhiều nguồn vốn, như nông dân đóng góp, vay ngân hàng, vốn của Nhà nước; sử dụng các công nghệ thớch hợp, vũng quay ngắn; sản xuất hướng vào thị trường; huy động mọi lực lượng khoa học - kỹ thuật Trung ương và địa phương.