- Về môi trường: Môi trường, du lịch sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường
2.3.2. Lựa chọn chính sáchxây dựng mô hình nông thôn mới ở tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam
Như trên đã phân tích, từ rất nhiều chính sách nông nghiệp nông thôn đơn lẻ khác. Chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới là sự lựa chọn cần thiết để có một hiệu ứng kinh tế - xã hội toàn diện.
Xác định hướng chính của cơ cấu nông nghiệp Quảng Nam là nông nghiệp hàng hoá thực phẩm, sinh thái cảnh quan mang ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và nhân văn. Tập trung phát triển nền công nghiệp hàng hoá đa dạng với cơ cấu hợp lí, sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng chất xám và chất lượng cao, giá trị lớn.
Tận dụng lợi thế đất đai thổ nhưỡng của tỉnh, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất giống và thương phẩm (rau xanh, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn nạc, thuỷ sản) vốn là mũi nhọn của nông nghiệp Quảng Nam. Sử dụng 100% các giống có ưu thế lai, kỹ thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật gen, các loại sản phẩm vi sinh cho cây trồng và vật nuôi (các giống lợn, bò) có năng suất cao, chất lượng tốt. Các giống cây trồng quý, giá trị cao được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (invitro) hay giâm cành (invivo); 100% sản phẩm rau, quả được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc trừ sâu vi sinh hay áp dụng công nghệ sản xuất rau sạch, quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn. áp dụng công nghệ mới (nhà lưới, che phủ nilon, diện tích trồng rau, trái cây cao cấp, trái vụ) cho hiệu quả kinh tế cao.
Đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng cây lượng thực sang trồng rau xanh, rau chất lượng, rau trái vụ (ngô rau, ngô đường, trồng nấm,…); phát triển diện tích cây ăn quả đặc sản (như bòn bon, mít, chuối,…) thành vùng tập trung. Mở rộng diện tích trồng hoa, đặc biệt những loại hoa mới, quý hiếm; cây cảnh, cây thế, bon sai … phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Đẩy mạnh chăn nuôi, thuỷ sản ở những vùng nông thôn có điều kiện như: lợn nạc, bò thịt, gia cầm, cá chất lượng như cá chim trắng, tôm càng xanh, rô phi đơn tính, cá lóc,…Tích cực phát triển chăn nuôi động vật quý hiếm, gà thả vườn, chim bồ câu, thuỷ đặc sản, thỏ, dê, ếch, ba ba, rắn,…đi đôi với chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển toàn bộ vùng lúa bấp bênh sang nuôi cá để phát triển mặt nước, kết hợp tạo khu du lịch sinh thái các làng quê, nông thôn.
Thực hiện hoàn chỉnh và hiện đại hóa, đổi mới máy bơm hệ thống thuỷ lợi với mạng lưới các hồ, đập, trạm bơm tưới, bê tông hóa 100% kênh mương tưới vào năm 2020, ứng dụng mạnh công nghệ tưới tiêu khoa học (tưới phun, tưới nhỏ giọt cho rau, cây ăn quả, cây công nghiệp).
Phát triển nhanh giao thông nông thôn phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Trải nhựa, bê tông 100% đường liên xã, liên thôn; mở rộng, nâng cấp các đường chính; đầu tư, mở rộng đến 10 ha đường nội đồng ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, điện khí hóa và điện tử hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến 2020 có 80% các khâu trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được sử dụng các thiết bị cơ khí. Đưa nhanh công nghệ thông tin vào trong quản lý và tiếp thị sản phẩm công nghiệp, nông thôn. Hoàn thiện, hiện đại hoá hệ thống điện nông thôn, thực hiện bán điện trực tiếp đến hộ nông dân.
Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển nghề mới, công nghiệp mới đi đôi với phát triển các ngành dịch vụ nông thôn như: dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, thuỷ nông, khuyến nông, dịch vụ điện, cung ứng và tiêu thụ nông sản, vật tư, dịch vụ vốn và thương mại, dịch vụ vận chuyển... Phát triển chợ và trung tâm thương mại ở các xã, chợ nông sản đầu mối ở khu vực huyện.
Tập trung quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, di tích được chú trọng, triển khai lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn đến 2010; thực hiện các giải pháp bảo vệ tầng văn hóa trong triển khai dự án tôn tạo cơ sở hạ tầng khu phố cổ Hội An; phát triển du lịch Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, khu nghĩ mát Kỳ Hà, Chu Lai, du lịch hồ Phú Ninh; triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về chữ Cơ tu, sưu tầm văn hóa dân tộc miền núi, chuẩn bị điều kiện xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ tại tỉnh lỵ Tam kỳ, tượng đài chiến thắng, bia di tích, nghĩa trang liệt sĩ. Nơi đây tri ân những người
con ưu tú đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước của các thế hệ người dân Quảng Nam.
Đẩy mạnh hơn nữa chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thôn khu phố văn hóa; gia đình văn hoá; tộc họ văn hoá; hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, phát thanh truyền hình phục vụ tốt, kịp thời các nhiệm vụ xây dựng kinh tế- xã hội ở địa phương.
Các nội dung trên trong xây dựng nông thôn mới có tính hệ thống, bao quát được nhiều mặt của nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ, là tiền đề và hệ qủa của nhau. Song để đạt tới hiệu quả tác động cao nhất, hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam rất cần thiết xác định được vấn đề cơ bản làm đòn bẩy có tính xuyên suốt, để đạt kết quả cao nhất, muốn vậy phải có chương trình, kế hoạch từng bước hoàn thiện bổ sung chính sách.