Những căn cứ hoạch định chính sáchxây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 82 - 85)

- Về môi trường: Môi trường, du lịch sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường

2.3.1. Những căn cứ hoạch định chính sáchxây dựng nông thôn mớ

Thứ nhất, căn cứ vào các xu hướng phát triển nông nghiệp thế giới ở thế kỉ XXI.

Có nhiều xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới để tham khảo nhằm xác định mô hình sản xuất nông nghiệp cho Quảng Nam, như:

- Mô hình sản xuất nông nghiệp nguyên thuỷ.

- Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cổ truyền (nông nghiệp truyền thống). - Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến.

- Mô hình sản xuất hữu cơ hiện đại (nông nghiệp sinh thái).

- Mô hình nông nghiệp công nghiệp hoá đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển.

Do tác động của công nghiệp hoá, sản xuất nông nghiệp thế giới đã có những bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ, kết quả và hiệu quả sản xuất, toàn bộ quá trình sản xuất là cơ giới hoá, sinh học hoá, điện khí hoá và hoá

học hoá. Các nhà kinh tế thế giới cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp thế giới. Tuy nhiên, nó cũng đã gây ra những hậu quả tiêu cực: môi trường sinh thái bị suy thoái, quỹ đất, quỹ rừng, quỹ nước và tài nguyên cơ bản của nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp, tính đa dạng sinh học đang giảm dần; ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí đang tăng lên.

Mục tiêu và nội dung phát triển của nông nghiệp thế giới ở thế kỉ XXI là không những đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho nhân loại với số lượng và chất lượng ngày càng cao, mà còn phải giữ gìn được tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái cho hiện tại và tương lai, phát triển nông nghiệp của nhân loại là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Kết hợp giữa thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá cao với việc điều chỉnh theo hướng đa dạng hoá các giống cây trồng vật nuôi, tăng sử dụng các sản phẩm vi sinh, giảm bớt liều lượng hoá chất,… thì mới duy trì, giữ gìn được tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Nông nghiệp bền vững hiện đại (Nông nghiệp sinh thái, công nghiệp hoá). Nghiên cứu xu hướng phát triển nông nghiệp thế giới ở thế kỉ XXI giúp cho việc hoạch định phương hướng phát triển và các chính sách tác động phù hợp với qui luật chung cũng như điều kiện đặc thù ở Quảng Nam.

Thứ hai, căn cứ nghị quyết Đại hội XIX (2005) của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam

về xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010: "Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, ngoài việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phải tích cực phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng ngành nghề. Chú trọng các ngành dệt may, dệt thổ cẩm, đồ mây tre, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng quê" [11].

Nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam phải đi đầu trong CNH, HĐH là cơ sở cho việc chỉ đạo phát triển nông nghiệp của tỉnh. Thực hiện tập trung và chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá với các sản phẩm có lợi thế của nông nghiệp của tỉnh (rau, hoa, quả, lợn, thịt nạc, bò sữa, gia cầm, thuỷ sản) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng của thị trường. Tiến hành thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, hiện đại hoá công nghệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

mới.

Đặc điểm của mô hình nông thôn cũ là ở tính khép kín của quá trình sản xuất (tự cấp tự túc), sự lạc hậu của phương thức canh tác, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiếu đồng bộ,… là nguyên nhân trực tiếp làm mất cân bằng sinh thái, mất tính đa dạng sinh học của môi trường.

Nông thôn Quảng Nam ở mức độ ít nhiều cũng gặp phải 13 vấn đề cấp bách mà nông thôn Việt Nam ngày nay đang đối mặt như lời cảnh báo của Ông Vũ Trọng Kim, phó ban dân vận TW gần đây: “Đất đai bị thu hẹp, dân số tăng nhanh; lao động nông nhàn dư dôi nhiều; cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, xuống cấp; ứng dụng KHKT chậm, cán bộ ít; sản phẩm ứ đọng, giá cả thấp; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp; thiếu điều kiện cho con em được học hành lên cao, hủ tục còn nhiều; thu nhập thấp, khoảng cách giàu - nghèo tiếp tục giãn ra; quy hoạch tổng thể KTXH chưa hợp lý; đóng góp quá nhiều khoản không hợp lý; còn bị vi phạm quyền làm chủ; đan xen giữa cái cũ và cái mới, nếp sống chưa được định hình, khó định hướng cho lớp trẻ; một số nơi có hiện tượng bỏ ruộng”[31]. Như vậy, về cả lý luận và thực tiễn cho thấy mô hình nông thôn cũ chưa đáp ứng được yêu cầu nền nông nghiệp nông thôn công nghiệp hoá-hiện đại hoá bền vững.

Ngày nay, công nghiệp hoá và đô thị hoá là xu thế tất yếu khách quan của thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn không chỉ bó hẹp trong việc sản xuất ra nông sản cung cấp cho cư dân mà còn phải thực hiện việc duy trì, bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái, phục vụ cho nhu cầu dịch vụ, du lịch và nghỉ ngơi cho cộng đồng xã hội và môi trường xã hội nuôi dưỡng nguồn lực, nguồn vốn xã hội, phát triển đất nước.

Đặc điểm nền nông nghiệp này là hướng đến chỉ tiêu GDP Green (GDP xanh), sản xuất gắn với mục tiêu xanh hoá môi trường sống. Không chỉ ở nông thôn mà cả thành thị, trồng cây ăn quả ở vườn; trồng nấm ở tầng hầm, nuôi cá trong hồ… tạo ra thành phố xanh, thành phố vườn, thị trấn vườn, làng sinh thái; là nguồn cung cấp thực phẩm, tạo việc làm, có thu nhập cho cư dân và xây dựng thảm màu xanh cho du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo môi trường bền vững. Đó là điểm cơ bản để phân biệt nền nông nghiệp, nông thôn mới.

ở các nước đang phát triển đi lên công nghiệp hoá, các hộ nông dân tiểu nông sản xuất nông sản hàng hoá, hình thành các trang trại nông nghiệp gia đình. Trình độ công nghiệp hoá của các trang trại mới cũng từng bước hình thành tăng từ thấp đến cao, theo hướng thích hợp. Chức năng của trang trại sẽ mở rộng và chuyển dịch sang du lịch môi trường. Cùng với việc phát triển kinh tế hộ và trang trại gia đình, hình thành các HTX và hiệp hội theo ngành nghề sản phẩm nhằm hỗ trợ cho các trang trại và kinh tế hộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)