- Về môi trường: Môi trường, du lịch sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường
2.3.3. Quyết định chính sách
Đổi mới nhận thức về qúa trình chính sách là vấn đề mấu chốt tạo ra bước đột phá trong định hướng, thiết kế hệ các giải pháp kiện toàn chất lượng hoạch định chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới.
Gắn định hướng phát triển của tỉnh với tình hình địa phương, phù hợp đặc điểm kinh tế- xã hội từng vùng miền đồng bằng, ven biển hay miền núi. Mục tiêu chính sách cụ thể hoá Nghị Quyết đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh song cũng phải phù hợp với thực tế, tiềm năng, nguồn lực của địa phương. Mỗi huyện, xã, làng,thôn, bản có chương trình, kế hoạch cụ thể hoá phát triển nông thôn mới.
Đổi mới nhận thức còn ở chỗ nhà hoạch định chính sách thấy được tính hai mặt của vấn đề để từ đó đó dự liệu được các phương án biện pháp chính sách. Ví dụ nếu chiến lược du lịch tại Quảng Nam không mang tính toàn diện thì nguy cơ đánh mất các giá trị văn hóa nông thôn sau khi được triển khai cũng như sự ảnh hưởng ngược lại tới chính người dân nông thôn ở đây là tất yếu. Về điều này, “Đại diện tỉnh Quảng Nam, ủy viên Trung ương Đảng Bí thư tỉnh ủy- Vũ Ngọc Hoàng nêu lên đặc điểm riêng của tỉnh và định hướng chiến lược phát triển nông thôn mới của địa phương dựa trên khai thác những tiềm năng về du lịch, trong đó chính sách khai thác những giá trị của nông thôn để phát triển du lịch và dịch vụ” [33]. Hay chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế có liên quan đến tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị; phát triển công nghiệp nông thôn phải giải quyết vấn đề môi trường,…
nhận thức được tiềm năng của nông thôn để có thể khai thác, song cũng phải thấy được hạn chế của tỉnh để có hướng khắc phục nhằm phát triển bền vững là yêu cầu của quá trình hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới mà nhà hoạch định chính sách Quảng Nam phải quan tâm ở các khâu thiết kế, nghị trình chính sách, sự đổi mới nhận thức của Đảng và chính quyền thể hiện ở các nội dung: mở rộng mối liên kết giữa cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về hoạch định chính sách (UBND tỉnh) với các chuyên gia, nhà tư vấn chính sách thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học, liên hiệp hội khoa học kỹ thuật, các trường cao Đẳng đại học Nông nghiệp trên cả nước, các nhà tư vấn tài trợ, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực chính sách xã hội. Tranh thủ ý kiến đóng góp, các nghiên cứu phân tích chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của chương trình đào tạo nghiệp vụ chính sách công tại trường Fubrigh. Tranh thủ tối đa công nghệ lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách tại các dự án tổ chức tài trợ nước ngoài. Nhận thức sâu hơn về đầu tư cho nghiên cứu khoa học chính sách, đây là bước chuẩn bị đầu vào trong hoạch định để chính sách đạt đến hiệu quả bền vững.
Mở rộng hơn đối tượng tiếp nhận kiến thức về công nghệ hoạch định chính sách từ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, sở ban ngành, đoàn thể, tổ chức hoạch định và cả người dân thực thi cũng như trực tiếp hưởng lợi từ chính sách. Tổ chức điều tra xã hội học, lấy ý kiến rộng rãi đánh gía mức độ lợi ích đạt được so với dự kiến cũng như thăm dò ý tưởng chính sách sắp tới. Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng, tiếng nói của Hội nông dân các cấp trong tư vấn đánh giá kết quả, đề xuất phương án, các kiến nghị chính sách.
- Về nội dung chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam:
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương cụ thể hoá thành các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể. Nghiên cứu điều kiện từng địa phương để lựa chọn giải pháp cụ thể nhằm thực hiện dự án, quy hoạch đã đề ra như: quy hoạch sử dụng đất, phát triển làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, du lịch, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cây trồng, sản xuất công nghiệp,..
- Đào tạo đội cán bộ cơ sở và cán bộ phát triển nông thôn của tỉnh, huyện, xã. tổ chức các lớp đào tạo,bồi dưỡng năng lực công tác cho cán bộ xã,thôn bản, cán bộ đoàn thể ở xã, thôn. Tập trung bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lập, quản lý dự án phát triển nông thôn, kỷ năng kiến thức và kỷ năng phát hiện nhu cầu của cộng đồng thôn bản, phương pháp tham gia huy động sự tham gia của người dân, cộn đồng, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cộng đồng...
- Nâng cao năng lực cộng đồng, hỗ trợ các cộng đồng nâng cao thể chế quản lý, tự quản của cộng đồng như xây dựng và thực hiện các hương ước, nội quy về lễ, hội...
Xây dựng phương pháp và hỗ trợ người nông dân nông thôn tổ chức các cuộc họp của cộng đồng để cùng nhau trao đổi thông tin, nhu cầu phát triển của cộng đồng.
Từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị các nguồn lực nông thôn, bí quyết di sản văn hoá và chất lượng cuộc sống. nhờ vậy cộng đồng từng thôn, làng có thể xác định được bản sắc của mình.
- Quy hoạch lại các khu dân cư nông thôn.
Khi đã có kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng, cộng đồng từng thôn tự quy hoạch, thiết kế bố trí lại dân cư, bao gồm nhà ở, các công trình công cộng, nhà ở, phúc lợi như: nhà trẻ, mẫu giáo, các thế chế văn hoá, thể thao, công viên, nhà văn hoá thôn, cổng làng...
- Cải thiện điều kiện sinh hoạt của khu dân cư và nhà ở của hộ nông dân. Căn cứ quy hoạch nông thôn mà đơn vị cơ bản là làng - xã, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một số nội dung như: đường làng, cấp nước sạch, thoát nước thải...
- Nội dung phát triển các loại hình ngành nghề nông thôn.
Đối với những thôn, làng đã có nghề nhưng chưa đạt tiêu chí làng nghề cần tập trung nguồn lực, có chính sách ưu đãi thích hợp, phát triển sản phẩm,xây dựng, quảng bá,tiếp thị, đăng ký thương hiệu, giới thiệu lên mạng internet.
Đối với những thôn, làng chưa có nghề phi nông nghiệp nên lấy nghề phi nông nghiệp trên cơ sở tìm hiểu thị trường, liên kết, hợp tác, vệ tinh cho các cơ sở sản xuất, nhà máy để gia công. Cần hỗ trợ đào tạo thợ, cơ sở vật chất để có mặt bằng sản xuất gia công.
Lưu ý nên đa dạng hoá các ngành nghề ở nông thôn, ưu tiên cho các ngành nghề giữ mang bản sắc văn hoá, truyền thống, thích nghi với thị trường.
Sử dụng nguyên liệu truyền thống và áp dụng công nghệ mới, kỹ xão để có sản phẩm phong phú, chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mạ đẹp, mở rộng tiêu thụ và xuất khẩu cạnh tranh được.
Để làm tốt khâu lựa chọn, xây dựng, quyết định chính sách cần phải có: Thông tin đầy đủ nhiều chiều, thăm dò điều tra xã hội học, thăm dò dư luận, số liệu chính xác.
Năng lực tập thể lãnh đạo: Ban thường vụ, Thường trực như: Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND và vai trò thủ trưởng người đứng đầu, chủ trì quyết định.
Phát huy trí tụê tập thể các ban ngành, đoàn thể, đóng góp vào dự thảo đề án, dự thảo Nghị Quyết chính xác khoa học, đúng đắn, rõ ràng dễ thực hiện sẽ phát huy cao hiệu lực chính sách.