Những nhân tố chính của mô hình nông thôn mới ở Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 79 - 81)

- Về kinh tế: Nông thôn Quảng Nam có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến kinh tế thị trường giao lưu và hội nhập, đẩy mạnh lưu thông mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài. Hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là quan hệ chặt chẽ với Đà Nẵng và Dung Quấc trong nhiều lĩnh vực. Liên kết với các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên để khai thác lợi thế của nhau. Mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nước trên thế giới để tăng cường buôn bán, thu hút đầu tư, phát triển các loại dịch vụ khu kinh tế mở Chu Lai.

Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng nông thôn phải được hiện đại, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật và tay nghề đáp ứng yêu

cầu công việc, điều kiện chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân nông thôn ngày càng tốt hơn.

Thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh, hiệu ứng cao nhất là kích thích sự tham gia của mọi người, mọi thành phần, tổ chức vào thị trường song hạn chế thấp nhất sự rủi ro cho nông dân, thành phần dễ bị tổn thương trong kinh tế thị trường, điều chỉnh hoặc giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, giảm sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng với nhau.

Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các tổ hợp tác, HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành, vừa làm dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế xã viên, vừa chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động tín dụng, thương mại và các dịch vụ mà xã viên có nhu cầu. HTX có quy mô lớn hơn theo hướng mở rộng các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông nghiệp,(như HTX Duy Sơn) chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, thú y, cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn, sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ thủy lợi, thủy nông,… hỗ trợ cho các Hợp tác xã và tổ hợp tác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề nông thôn.

Nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hoá với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Phát huy nội lực của mọi thành phần, mọi người, cộng đồng,... Tập trung vào đầu tư những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, cải tiến chất lượng sản phẩm các ngành nghề ở khu vực nông thôn, ngành nghề sử dụng nhiều lao động, sản xuất cây trồng, con vật nuôi có chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu.

- Về chính trị: Phát huy dân chủ, tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với luật pháp để điều chỉnh hành vi con người đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.

Dân chủ cơ sở phát huy tối đa và toàn diện nhằm tạo động lực, kích thích tinh thần tự do sáng tạo làm giàu cho bản thân gia đình và quê hương, đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền. Tôn trọng hoạt động của các hội đoàn thể, các nghiệp

đoàn, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.

Các hương ước, quy chế quy ước, thể hiện tính tự chủ của cộng đồng làng, vai trò của tộc họ, gia đình trong việc gìn giữ bảo tồn gía trị tốt đẹp của cộng đồng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Nhà nước.

- Về văn hoá-xã hội: Có môi trường thuận lợi đểhình thành xã hội công dân. Trong đó, vai trò tự chủ của các tổ chức: tuyên truyền vận động nhân dân trong thôn, bản, hiểu rõ và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới, ứng dụng tiến tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo; vận động nhân dân bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện tốt tạo mối gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng dân cư.

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng: tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng, gắn bó với quê hương, sự tương trợ lẫn nhau, giúp nhau làm kinh tế để vươn lên làm giàu,… được phát huy nhằm xây dựng văn hoá mới, con người “mới". Nông thôn mới còn là xã hội đề cao việc chăm lo bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trước hết là phụ nữ trẻ em và người già, người lao động. Thực hịên tốt nghị quyết 46 của Bộ Chính trị về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân chất lượng khám chữa bệnh. Khuyến khích phong trào khuyến học, khuyến tài, học sinh nghèo vượt khó, phát triển và nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh xã hội học tập.

Tình làng nghĩa xóm được xây dựng trên cơ sở quan hệ tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác hoà giải cộng đồng, công tác hỗ trợ tư vấn pháp lý để người nông dân hiểu biết và hành động đúng pháp luật,...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)