Mụ hỡnh Saemaul Ungdong của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 45 - 47)

Phương pháp tiếp cận: Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng, nhằm khai thác tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó và hợp tác trong phát triển để xây dựng nông thôn thịnh vượng.

Để nông dân có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm; với việc chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, chương trỡnh tiến hành trong nhiều năm theo các bước từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toàn quốc, từ nông nghiệp lan sang các lĩnh vực khác.

Nội dung chủ yếu của mụ hỡnh Saemaul Ungdong là: Nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; cải tạo môi trường sống của người dân; khai sáng tinh thần cho người dân nông thôn. Chương trỡnh chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, triển khai các dự án dễ thực hiện, nhỡn thấy trước, và dự án khó mang tính dài hạn sau. Mỗi làng được chính phủ hỗ trợ 350 bao xi măng, 500 kg thép và giao quyền tự quyết định cho cộng đồng góp thêm công của và thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng, nhằm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ nông dân; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân. Các làng thực hiện tốt các dự án ở giai đoạn 1 sẽ được lựa chọn thực hiện tiếp giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: là giai đoạn “nâng cao thu nhập của nông dân”, phát huy tính cộng đồng trong nông thôn rất cao, vừa tăng thu nhập vừa hỡnh thành và thỳc đẩy phát triển mô hỡnh hợp tỏc liờn kết. Sau đánh giá hàng năm, các làng được phân thành 3 loại: loại không hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng; loại hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầngđơn giản nhưng chưa hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng mang tính cộng đồng cao; loại hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng sẽ được Chính phủ trợ giúp triển khai các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân, gồm các nội dung như sau: Tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp

tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh. Hỗ trợ của Nhà nước chuyển sang bằng tiền dưới hai dạng cho vay và cho không. Kỹ thuật mới đóng góp nhiều cho việc tăng thu nhập của người dân; đưa giống lúa cao sản Tongil vào sản xuất, năng suất rau qủa tăng nhanh. Tập trung phát triển sản xuất gia cầm, thịt bũ, sữa bũ đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân thành thị tăng nhanh khi thu nhập tăng. Xây dựng mối hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bằng cách thưởng phạt công minh, kích thích lũng tự tin trong từng cộng đồng làng xó, tạo nờn sự cạnh tranh mạnh mẽ hướng về xây dựng nông thôn mới, thi đua làm giàu đẹp quê hương. Thái độ ỷ lại, tự ti bị loại bỏ ngay từ cách tiến hành chương trỡnh. Địa phương nào cũng muốn vươn lên thành điển hỡnh tốt, chấm dứt hiện tượng tranh nhau nhận làng xó nghốo để được hỗ trợ. Cách đi từng bước đó vừa cho phép dưỡng sức dân tích lũy tăng thu nhập, tái sản xuất mở rộng, vừa cho phép huy động nội lực từ dân để xâydựng nôngthôn. Mặt khác, Nhà nước tập trung nguồn tài nguyên có hạn của mỡnh vào cỏc mục tiờu phỏt triển cụ thể cú hiệu quả. Đến cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, hầu hết các làng ở khu vực nông thôn Hàn Quốc đều tham gia vào các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân. Chương trỡnh làng mới này đó gúp phần đưa đất nước Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá trở thành một nước công nghiệp phát triển chỉ sau 20 năm.

Mở rộng phong trào làng nụng thụn sang hợp tỏc xó và doanh nghiệp. Khi phần lớn cỏc làng xó đó bước sang giai đoạn thực hiện các chương tỡnh tăng thu nhập, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn gắn chặt với phát triển cỏc hợp tỏc xó gúp phần vào tăng năng suất và sản lượng của các hộ gia đỡnh nụng thụn. Số lượng hợp tác xó tăng nhanh, hoạt động tốt, bỡnh quõn một hợp tỏc xó sau 10 năm tổng doanh thu tăng từ 43 triệu lên 2.300 triệu won. Chính phủ hỗ trợ quá trỡnh cụng nghiệp hoá và kinh tế nông thôn thông qua việc hỗ trợ thành lập các xí nghiệp Seamaul ở nông thôn. Nhà nước cho vay vốn ưu đói, ưu tiên cung cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật và được Hiệp hội phát triển công nghiệp nhỏ quản lý, giúp đỡ tăng thu nhập phi nông nghiệp cho hàng trăm nghỡn lao động nông thôn. Nhờ vậy, đó thỳc đẩy hỡnh thành cỏc HTX kiểu mới ở nông thôn phục vụ cho nhu cầu sản xuất mang tính thương mại của họ. Người nông dân đói nghèo đó bắt đầu trở nên tự tin. Khu vực nông thôn trở thành năng động, có khả năng tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng phát triển.

Khác với trước năm 1970 ở Hàn Quốc, các HTX tồn tại song song với các cơ quan hành chính, thu nhập chỉ đủ trả lương cho cán bộ nên người dân gọi là HTX của cán bộ. Như vậy, Chương trỡnh Saemaul Ungdong đánh dấu thời kỳ phát triển mới của các HTX, điều mà Việt Nam đang rất cần cho sự đổi mới của HTX hiện nay.

Từ mụ hỡnh Saemaul Ungdong rỳt ra những kinh nghiệm cho hoạch định chính sách phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

- Tạo ra sự gần gũi, chia sẻ, tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa nhà hoạch định chính sách với lónh đạo nông dân, cùng nhau bàn thảo, xây dựng và lập kế hoạch thực hiện chương trỡnh phỏt triển nụng thụn. Do đó, chủ thể hoạch định chính sách hiểu được vai trũ lớn lao và thông cảm với những khó khăn của nông dân, hướng ý tưởng mục tiêu chính sách vào trúng những vấn đề bức xúc nông dân đang cần.

- Thụng qua chớnh quỏ trỡnh hoạch định chính sách để tập hợp lực lượng xó hội, thống nhất ý tưởng chính sách. Chính sách đào tạo và phát triển nông thôn từ năm 1974 - 1978 thu hút được khoảng 800 nhà tu hành và chức sắc tôn giáo, 2300 giáo sư, khoảng 600 nhà báo, nhà văn tham gia các khoá đào tạo và trở thành những người ủng hộ rất tích cực cho phong trào trên mọi lĩnh vực, tuyên truyền cho toàn xó hội, kộo thành thị gần lại với nụng thụn cả về tư tưởng và hành động.

- Cách đánh giá các chương trỡnh, dự ỏn hàng năm theo tiêu chuẩn rừ ràng và cụng khai đó kích thích tính tích cực, tạo ra niềm tin vào chính bản thân đối tượng thực thi chính sách, là động lực để họ làm việc.

- Đề cao tính tự chịu và khả quy trách nhiệm với đối tượng thực thi chính sách qua việc để nhân dân tự quyết định loại công trỡnh nào ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi cụng, nghiệm thu cụng trỡnh.

- Chủ thể hoạch định xác định ngay từ trong ý tưởng chính sách xây dựng nông thôn là: Đạt được mục tiêu phát huy nội lực của nhân dân, song quan trọng hơn là thay đổi hành vi và thái độ của họ, làm cho họ trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn.

- Đề cao khoa học xây dựng chính sách thông qua việc mở trường đào tạo cán bộ, trí thức về phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)