Mụ hỡnh phát triển nông thôn của Đài Loan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 51 - 52)

Để công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Đài Loan có lợi thế so với nhiều nước đang phát triển khác là tiếp nhận được một khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài lớn. Thu hút khoản viện trợ này vào các lĩnh vực nhiều lao động như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn đầu khôi phục kinh tế, một phần lớn tiền viện trợ (khoảng 30%) dùng cho việc tái thiết nông thôn. Việc lập kế hoach tham mưu xây dựng chính sách và điều hành đầu tư cho nông thôn được giao cho cơ quan Tái thiết Nông thôn (JCRR) thành lập năm 1948.

Quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ nụng nghiệp, nông thôn Đài Loan gắn liền với chiến lược phát triển chung của kinh tế Đài Loan. Quá trỡnh này trải qua 3 giai đoạn: 1953-1963, thực hiện chiến lược phát triển hướng nội thay thế nhập khẩu. Nhờ đó, tạo việc làm, phát triển công nghiệp tăng mức sống dân cư, giảm việc nhập siêu ngoại tệ. Giai đoạn 1963 - 1973 phát triển hướng ngoại, hướng vào xuất khẩu. Thập kỷ 70 - 80 áp dung chiến lược “chuyển đổi tăng tốc”. Chính phủ thành lập 17 khu vực công nghiệp nông thôn để hỗ trợ phát triển ngành thủ công và công nghiệp nông thụn. JCRR cung cấp tớn dụng, hỗ trợ cụng nghệ cho cỏc dự ỏn này, tập trung vào cụng nghiệp chế biến nụng sản. Cỏc doanh nghiệp với sự bảo trợ của chớnh quyền, phối hợp với Nụng hội ký kết hợp đồng với nông dân sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt, đồ may mặc, đồ da, đồ gỗ, sản phẩm thép, thiết bị máy,… phục vụ xuất khẩu chiếm ưu thế. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cụng nghiệp và nụng nghiệp, hỡnh thành mối quan hệ hợp đồng giữa nông dân vùng nguyên liệu với nhà máy.

Đài Loan áp dụng thành công mô hỡnh kinh tế “liờn kết”. Cỏc thành phần kinh tế đều kết nối chặt chẽ và chia sẻ lợi ích với nhau: Nông dân -nông hội - chính phủ; doanh nghiệp nước ngoài - doanh nghiệp vệ tinh trong nước; nông dân - nhà máy; sản xuất tiêu thụ nội địa - xuất khẩu; cụng nghiệp thành phố - kinh tế nụng thụn,… Nụng nghiệp khụng chỉ là nền tảng trong tiến trỡnh cụng nghiệp hoỏ, mà thực sự tham gia tích cực vào giai đoạn đầu cung cấp lương thực, nguyên liệu cho xó hội, chuyển vốn và lao động, tích luỹ ngoại tệ cho công nghiệp, tạo ra thị trường rộng lớn và ổn định trong nước nuôi công nghiệp lớn lên vươn ra thế giới.

Từ việc nghiên cứu những mô hỡnh phỏt triển nụng nghiệp nụng thụn đó cho thấy phương pháp tiếp cận lý thuyết phỏt triển nụng thụn ở mỗi nước không hoàn toàn thống nhất: Đài Loan tiếp cận lý luận PTNT từ trờn xuống (Chiến lược - giải pháp cụ thể ở các cấp các ngành, các lĩnh vực); Hàn Quốc tiếp cận lý luận PTNT từ dưới lên (lấy làng là đơn vị để triển khai các dự án PTNT); Nhật Bản chủ trương PTNT hài hoà,…song để tham khảo, chính sách Việt Nam cần tính đến sự phù hợp thực tiễn, tâm lý người dân và các lợi thế khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)