Mô hình nông thôn cũ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương trong điều kiện mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 77 - 78)

triển của địa phương trong điều kiện mới

Xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ từ rất lâu đời, phần lớn người dân tỉnh Quảng Nam sống bằng nghề nông. “Số hộ có thu nhập chính từ nông, lâm, thủy sản giảm (năm 2001 là 241.217 đến năm 2006 chỉ còn 207.695 hộ) nhưng vẫn chiếm đến 69,64% tổng số hộ. Thu nhập từ công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 10,05%, từ ngành dịch vụ chỉ 13,01%, các nguồn khác là 7,29%” [8, tr.241] công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, cơ cấu kinh tế thuần nông, chưa phát huy hết những thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Tỷ lệ nghèo đói của Quảng Nam trên mức bình quân cả nước, hiệu quả kinh tế thấp, có mặt còn tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Các giá trị văn hoá truyền thống lịch sử dễ bị mai một trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa ở nông thôn Quảng Nam phát triển chưa đầy đủ. Quảng Nam hiện đang đối đầu với rất nhiều khó khăn và yếu kém như: quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng hợp tác, liên kết, cạnh tranh yếu, chuyển dịch cơ cấu chậm; phổ biến là tình trạng thiếu việc làm, thừa lao động; chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống so với thành thị ngày càng lớn; nhiều nơi ô nhiễm môi trường sản xuất và sinh hoạt nặng nề. Hoạt động và luật pháp hiện hành chuyển nhượng, sử dụng, bồi hoàn đất đai vẫn còn nhiều vướng mắc, gây cản trở quá trình chuyển đổi CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thiếu nhiều điều kiện để có thể bảo vệ được gía trị văn hoá làng xã cổ truyền.

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, từng bước CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn rất cần có sự nỗ lực lớn, ý chí quyết tâm cao, đặc biệt có chiến lược chuyển đổi căn bản mô hìnhnông nghiệp nông thôn cũ một cách mạnh mẽ. Nhà hoạch định chính sách Quảng Nam cần nhận thức đầy đủ những thách thức trong phát triển nông thôn Quảng Nam hiện nay là: Xuất phát điểm của nông thôn thấp; đầu tư, quản lý của Nhà nước cho nông nghiệp lại chưa thỏa đáng; quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn nhiều bất cập chưa phục vụ sát thực nông nghiệp, nông thôn; khả năng mặc cả trên thị trường của người nông dân còn thấp nên chịu nhiều thiệt thòi,... Phát triển nông thôn theo mô hình nào? Vai trò của nông thôn mới trong việc đáp ứng quyền lợi của nông dân ra sao? Điều cần xác định nhất hiện nay là cụ thể hoá chiến lược và chính sách xây dựng, phát triển nông thôn mới, lựa chọn ưu tiên lĩnh vực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)