hoá- xã hội. Các mối quan hệ với các chính sách như thế nào?
2.2.2. Yêu cầu về chất lượng mới trong chính sách nông nghiệp nông, nông thôn nông thôn
Trong các Nghị quyết và văn bản chỉ đạo kể từ sau đổi mới đến nay, Đảng bộ tỉnh luôn tập trung vào chủ trương đường lối đưa nền kinh tế nông nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, yếu kém; ưu tiên trước hết là phát triển kinh tế- xã hội phấn đấu Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 (NQ số 08), tập trung bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và các quy hoạch ngành, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, phát triển các làng nghề.
Cụ thể hóa tinh thần Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh: “Trong chỉ đạo nông nghiệp và kinh tế nông thôn, Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thực hiện dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã chuyyển hướng tích cực, phát triển các làng nghề ở nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân” [11, tr.97].
Qua 10 năm xây dựng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, Quảng Nam đã vượt khó và bắt đầu phát triển, có khởi sắc: “Sản xuất công nghiệp tăng 6 lần, du lịch tăng 12 lần, xuất khẩu tăng hơn 20 lần, thu ngân sách (kể cả nội địa và xuất nhập khẩu) tăng gần 10 lần, phát triển thêm 160 trường học, trên 3.000 km đường giao thông, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi...” [26]. Có thể nói Quảng Nam đã định hướng được lối ra, chiến lược phát triển, con đường và cách thức để tiếp tục tiến xa hơn. Nhưng như vậy là chưa đủ, trong giai đoạn hiện nay sau 20 năm đổi mới, khi đất nước đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới Quảng Nam phải có sự bứt phá mới, tầm nhìn mới. Trong đó cần xác định đúng vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đưa Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XIX. Phấn đấu từ một tỉnh nông nghiệp trở thành một tỉnh công nghiệp cần có những chính sách cho nông nghiệp nông thôn mạnh hơn nữa.
Nhưng thực tế cho thấy, các chính sách về nông nghiệp và nông thôn của nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng có nhiều tiến triển tốt. Nhưng vẫn thiếu sự
tương tác của các chính sách đó để tạo nên một hiệu ứng tổng hợp. Khắc phục tình trạng này, chỉ có thể là xây dựng một mô hình nông thôn mới: nông thôn CNH, HĐH, hợp tác hoá và dân chủ hoá. Mọi chính sách đều hướng mục tiêu vào thực hiện trên thực tế mô hình này.
Để làm được điều đó, không chỉ cần quyết tâm mà vấn đề là tầm nhìn, đổi mới mạnh dạn cách nghĩ, hoạch định chính sách. Xây dựng mô hình nông thôn mới chuyển đổi kinh tế nông nghiệp một cách căn bản; tổ chức lại sản xuất, trên cơ sở kinh tế hộ, vừa linh hoạt, "tư duy mở", "cơ chế mở", "cách làm mở", phát huy nhân tố con người và giải phóng năng lực tại chỗ, đồng thời thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng sức mạnh tổng hợp, năng động với kinh tế thị trường.
Thành tựu kinh tế-xã hội của tỉnh sau đổi mới, kinh nghiệm thực tiễn công cuộc xây dựng tỉnh sau chia tách 10 năm qua, tạo ra sự phấn chấn, tin tưởng, kích thích tính năng động tìm tòi mô hình phát triển mới, xây dựng Quảng Nam giàu mạnh. Bên cạnh đó, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đặc biệt nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống người dân, yêu cầu của chiến lược xây dựng tỉnh Quảng Nam tương xứng vị thế tiềm năng của một tỉnh trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung,… thúc đẩy việc hình thành chính sách xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam, mà “trọng tâm là phải đẩy mạnh nông nghiệp nông thôn, quy hoạch phát triển nông thôn Quảng Nam theo hướng sinh thái, văn hoá, công nghệ cao và công nghiệp sạch của mô hình nông thôn mới với phương châm " thà chưa có công nghiệp còn hơn bị ô nhiễm" [23].